NHỮNG ĐIỀU TÂM NIỆM TRONG CUỘC SỐNG

  1. Không phải ai nói thương bạn thì sẽ là người thương của bạn. Người
    thương bạn sẽ không nói nhiều về điều đó, họ sẽ luôn đến bên bạn khi cả
    thế giới quay lưng với bạn. Đó gọi là Người Thương.
  2. Bạn có thể không ăn mặc đẹp, quần áo có thể rách rưới, không sao cả.
    Quan trọng là bạn đừng để cho chiếc áo đạo đức bị rách là bạn đã đẹp hơn
    hàng vạn người rồi.
  3. Đừng bao giờ lấy câu chuyện cá nhân người khác ra làm quà khi giao
    tiếp, bởi một ngày nào đó bạn sẽ bị chủ nhân của câu chuyện đó tìm gặp.
  4. Nếu bạn muốn là người tài giỏi thì trước hết nên học cách khiêm tốn,
    bạn thấy cây lúa càng già thì nó càng cúi đầu xuống vậy.
  5. Thế gian này Phật dạy là Vô Thường, mọi chuyện gặp gỡ ở thế gian
    hay những vật dụng của thế gian cũng đều giả tạm, bởi nó không ở mãi bên
    bạn lâu dài. Vì Thế bạn đừng quá đau khổ khi mất đi thứ gì.
  6. Bạn có hai lần trong đời Trắng tay, đó là khi bạn ra đời với hai bàn tay
    trắng và lìa đời trắng đôi bàn tay.
    Long Khả Nam
Advertisement

CON CHÍNH LÀ CẢ CUỘC ĐỜI CỦA MẸ


Nhớ lại dạo tôi chuẩn bị gửi mẹ vào viện dưỡng lão. Mẹ tôi mắc chứng
đãng trí từ nhiều năm, để bà ở nhà có thể ảnh hưởng đến an toàn của bà và
cả nhà, vì đã có lần bà bật bếp ga rồi quên không đóng.
Mẹ tôi thường ngồi một mình trong phòng khách, ôm chiếc hộp sắt và
lẩm bẩm điều gì đó một mình. Nhìn thấy tôi hoặc con dâu, bà chỉ khẽ cười.
Đôi khi tôi hỏi mẹ đang nói gì vậy thì bà trả lời: “Mẹ có nói gì đâu!”
Vợ tôi thường phàn nàn: “Em sợ cái cảnh này quá”!
Thậm chí có những đêm, vợ tôi thức dậy đi vệ sinh, bất chợt nhìn thấy
một cái bóng đen đen lù lù trong phòng khách, thì sợ đến nỗi hồn bay phách
lạc. May đúng lúc đó, tôi cũng tỉnh dậy, ra bật điện, thấy mẹ đang ngồi đó
không nói năng gì.
Tôi hỏi: “Mẹ ơi, sao mẹ lại ngồi đây thế?” Bà đứng dậy, lắc đầu, đến bản
thân bà cũng không biết vì sao mình lại ngồi đây.
Quay về phòng, vợ tôi vẫn thao thức. Cô giận dỗi: “Ngày nào cũng như
thế này thì làm sao mà sống nổi đây”. Nói xong, cô đề nghị: “Hay chúng ta
gửi mẹ vào viện dưỡng lão đi, trong đó có nhiều người già, mẹ cũng có thêm
bạn. Còn vợ chồng mình một tuần vào thăm mẹ một lần, như vậy cũng
không thể coi là bất hiếu”.
Tôi suy nghĩ mãi rồi vẫn phải lắc đầu, thở dài, quyết định thế nào cũng
không xong. Từ nhỏ tôi đã mồ côi cha, chỉ có mẹ tôi một mình tần tảo nuôi
tôi nên người. Tôi nhớ khi ấy có rất nhiều người đến mai mối, khuyên mẹ
nên đi bước nữa, và đó đều là những đàn ông tương xứng với mẹ tôi. Nhưng
mẹ tôi nhất quyết cự tuyệt, mẹ tôi sợ rằng lấy người khác rồi thì tôi sẽ chịu
ấm ức.
Mẹ tôi hằng ngày bán rau kiếm cơm nuôi tôi, một đời ngậm đắng nuốt
cay, chặng đường vô vàn gian nan khó bước. Rồi mẹ tôi cũng nuôi tôi học
đến đại học, dạy tôi thành trang nam tử, cho tôi kỹ năng phấn đấu trong sự
nghiệp. Đến nay mẹ tôi vẫn chưa được hưởng ngày vui nào trọn vẹn, vậy
mà chẳng lẽ tôi lại nhẫn tâm đưa mẹ vào viện dưỡng lão sao? Vợ tôi thấy
chồng nói vậy thì thôi không nói gì, nhưng trong tâm thì không hài lòng,
thường quay mặt tránh nhìn tôi.
Hôm sau khi nấu cơm, bà lại để xảy ra chuyện. Cơm đã chín, nhưng bà
lại ấn nút nấu thêm một lần nữa, kết quả cả nồi cơm cháy đen thui.
Vợ tôi vừa nhìn nồi cơm vừa trách: “Mẹ, sao mẹ lại ấn nút hai lần?”
Bà nín nhịn hồi lâu, cuối cùng nói một câu: “Mẹ quên”.
Lần khác, mẹ tôi ra ngoài, khi về thì vào nhầm nhà, may mà người ta đưa
về. Sự việc này sau khi xảy ra nhiều lần, trong tâm tôi cũng bắt đầu dao
động. Tôi nghĩ: “Hay cứ để mẹ vào viện dưỡng lão xem sao, có khi sẽ tốt hơn
cho mẹ, trong đó nhiều người già, mẹ sẽ không còn cô đơn nữa…” Hôm đó,
nhân lúc tâm trạng của mẹ vui vẻ, tôi bèn nói ra suy nghĩ trong lòng.
Mẹ tôi ngồi lặng thinh, không nói lời nào.
Vợ anh ngồi bên, được thể nói: “Mẹ, mẹ đến đó rồi, nếu thực sự không
quen, thì chúng con lại đón mẹ về nhà mà”.
Bà thở dài gật đầu, tối đó bà thu dọn. Đồ đạc được chuẩn bị cũng rất đơn
giản. Bà còn mang theo chiếc hộp sắt, trên đó có một chiếc khóa nho nhỏ. Mẹ
tôi ôm chặt nó vào lòng.
Vợ tôi nói: “Mẹ, để nó ở nhà đi”.
Bà đáp trả: “Không, mẹ phải mang nó theo!”
Từ khi mắc bệnh thì cái gì mẹ tôi cũng quên. Chỉ có chiếc hộp sắt là không
lúc nào bà quên mang theo bên mình. Đôi khi vợ lôi tôi ra, chỉ vào trán hỏi:
“Anh có ngốc không? Có biết có cái gì trong hộp không”?
Tôi lắc đầu, từ trước tới giờ tôi thấy mẹ tôi luôn coi chiếc hộp đó như một
bảo vật, tôi chỉ biết có vậy thôi.
Vợ tôi nói: “Cả đời người, ai chả có một bảo vật, hay chút tiền vàng trong
tay. Trong chiếc hộp của mẹ anh chắc chắn là những thứ đó”.
Tôi vừa nghe vậy, tự nhiên thấy động lòng. Tôi biết, nhà ngoại tôi trước
kia là địa chủ giàu có. Nếu thực sự trong hộp có thứ gì đáng giá, đưa mẹ tôi
mang theo rồi bị mất hay bị kẻ trộm lấy thì thật đáng tiếc.
Cho nên tôi vô tình đưa tay ra nói: “Mẹ, mẹ đưa hộp đây con xem được
không?”
Bà lắc đầu, giữ khư khư bên mình và nhất quyết không đưa cho tôi. Vợ
tôi nhìn thấy vậy thì lầm bầm vài câu. Hôm đó vợ chồng tôi chưa đưa mẹ tôi
đến nhà dưỡng lão. Đến đêm khi mẹ tôi đã ngủ say, tôi và vợ mới nhẹ nhàng
mở hộp ra, bất chợt tôi nhìn thấy những vật trong đó mà tuôn trào nước mắt.
Hôm sau, vợ chồng tôi cũng không đưa mẹ tôi đến viện dưỡng lão, và kể từ
đó về sau chúng tôi cũng không bao giờ nhắc đến chuyện đó nữa.
Trong chiếc hộp sắt không phải cất giữ tiền, cũng không phải vàng, mà là
một nhúm tóc tơ và vài chiếc răng sữa. Bên trong còn có một tờ giấy ghi lại
thời gian tôi thay răng và lần đầu tiên cắt tóc. Ở quê tôi có một phong tục,
đó là răng sữa và tóc tơ của con cái thì không được phép vứt đi mất, nếu
không giữ cẩn thận, đứa trẻ đó sẽ ốm yếu triền miên và chết yểu…
Mẹ có già, có lẫn, mẹ có thể quên đi hết mọi thứ trên đời, quên đi cả chính
bản thân mình nhưng tình yêu dành cho con thì vẫn luôn hiện hữu trong trí
nhớ của mẹ. Con chính là cả cuộc đời của mẹ.
Lê Văn Quy

THƯƠNG NHAU MÀ SỐNG


Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có đôi vợ chồng rất
khó khăn lắm mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ
còn thừa duy nhất một chỗ ngồi. Lúc này người đàn ông để vợ mình ở lại,
còn bản thân mình nhảy lên thuyền cứu hộ.
Người phụ nữ đứng trên thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một
câu ….
Kể đến đây thầy giáo hỏi học sinh

  • Các em đoán xem người phụ nữ ấy nói câu gì ?
    Tất cả học sinh phẩn nộ nói rằng
  • Em hận anh, em đã nhìn lầm người rồi !
    Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh ngồi mãi vẫn không trả lời,
    liền hỏi cậu bé:
    Em nghĩ gì ?
    Cậu học sinh nói:
  • Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói. Nhớ chăm sóc tốt con cuả chúng
    ta anh nhé !
    Thầy giáo ngạc nhiên
  • Em nghe qua câu chuyện này rồi à ?
    Cậu học sinh lắc đầu
  • Dạ chưa ạ ! Nhưng mẹ em trước khi mất cũng nói với ba em như vậy
    Thầy giáo xúc động
  • Trả lời rất đúng !
    Người đàn ông được cứu sống đã trở về quê hương, một mình nuôi con
    gái trưởng thành. Nhiều năm sau ông ấy mắc bệnh và qua đời, người con
    gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện cuốn nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố
    ngồi trên chiếc thuyền ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y. Trong giây phút
    quyết định, người chồng đã giành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình.
    Trong cuốn nhật ký viết rằng:
    «Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng
    anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ một
    giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi ! »
    Kể xong câu chuyện phòng học trở nên im lắng, các em học sinh đã hiểu
    được ý nghĩa cuả câu chuyện này.
    Thiện và ác trên thế gian có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt.
    Bởi vậy, đừng nên dễ dàng nhận định người khác.
    Người thích chủ động thanh toán tiền, không phãi bởi vì người ta dư dả
    Mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.
    Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải
    bởi vì người ta ngốc mà là người ta hiểu được ý nghĩa cuả trách nhiệm.
    Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà
    là người ta trân trọng người bên cạnh mình
    Người tình nguyện giúp đở người khác, không phải vì nợ người đó cái gì
    mà là người ta đã xem người đó là bạn của mình rồi !
    PT Thiên Nhã

VÌ SAO LÀM MÃI MÀ KHÔNG GIÀU?


Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Bấy giờ, Singàlaka, gia
chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, chấp tay đảnh lễ sáu phương.
Rồi Thế Tôn, buổi sáng vào thành Vương Xá khất thực, sau khi dạy
Singàlaka về ý nghĩa đảnh lễ sáu phương, Ngài dạy thêm:
Này gia chủ tử, có sáu nguyên nhân phung phí tài sản:

  1. Đam mê rượu chè là nguyên nhân phung phí tài sản.
  2. Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản.
  3. La cà hý viện đình đám là nguyên nhân phung phí tài sản.
  4. Đam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản.
  5. Giao du với bạn ác là nguyên nhân phung phí tài sản.
  6. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản…
    (ĐTKVN, Trường Bộ II, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt)
    LỜI BÀN:
    Tài sản vốn là huyết mạch, mạng sống của hầu hết mọi người. Trải qua
    nhiều gian khó mới làm ra tài sản một cách chân chính nhưng để gìn giữ
    hoặc tiêu xài đúng đắn, có ý nghĩa thiết thực thì chẳng dễ dàng. Mỗi người
    đều có một thú vui, sở thích tiêu xài riêng. Chính những sự tiêu xài phung
    phí, không chính đáng ấy đã khiến cho không ít người giàu lao đao và người
    nghèo càng thêm khốn đốn.
    Theo tuệ giác Thế Tôn, có sáu nguyên nhân phung phí tài sản, bắt nguồn
    từ sự đam mê (theo khuynh hướng xấu) của con người: Đam mê rượu chè,
    cờ bạc, chơi đêm, la cà hí viện, giao du với bạn ác và lười biếng. Thực trạng
    xã hội cho thấy những nguyên nhân dẫn đến phung phí tài sản này hiện
    đang tràn lan. Điều đáng nói là không chỉ giới nhiều tiền mới phung phí mà
    ngay cả những người lao động, thu nhập thấp cũng bị đam mê cuốn hút làm
    cho khánh kiệt.
    Vì vậy, người con Phật luôn quán niệm về sự khó nhọc của bản thân, tài
    sản được đổi bằng mồ hôi và nước mắt để ý thức về tiết kiệm, nguyện không
    phí phạm. Mặt khác, quán niệm về sự nghèo khó của những người xung
    quanh, nuôi dưỡng và phát khởi từ bi để sẻ chia, một cách sử dụng tài sản
    có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực nhất.
    Ngày nay, công nghệ và dịch vụ giải trí rất phát triển, hoạt động hợp
    pháp, đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giản của con người. Ở một số nơi, giải trí
    là ngành công nghiệp mũi nhọn, đem lại doanh thu đáng kể. Đành rằng, giải
    trí và thư giản vốn rất cần thiết cho đời sống nhưng người tham gia giải trí
    cần phải chánh niệm, tỉnh giác với đam mê, biết dừng lại đúng lúc… để tránh
    phung phí tài sản.
    Quảng Tánh

TÌNH YÊU CỦA MẸ DÀNH CHO CON LÀ MÃI MÃI


Năm 18 tuổi, vì tội hành hung người khác, anh bị phán 6 năm tù giam.
Từ ngày anh bị bắt, không có một ai đến thăm anh. Cha anh mất sớm, mẹ
anh ở vậy, ngậm đắng nuốt cay nuôi anh khôn lớn, không ngờ anh vừa tốt
nghiệp cấp ba, lại xảy ra chuyện như vậy, khiến mẹ anh đau lòng khôn
nguôi. Anh hiểu mẹ anh, mẹ anh có lý do để hận anh.
Mùa đông năm ấy, khi còn ở trong tù, anh nhận được một chiếc ao len,
góc dưới của chiếc áo có thêu hình một bông hoa mai, trên bông hoa có kẹp
một tờ giấy nhỏ: “Lo mà cải tạo cho tốt nhé con, mẹ còn trông cậy được con
dưỡng già cơ mà”. Tờ giấy này, khiến một người mạnh mẽ như anh cũng
phải rơi nước mắt. Đây là chiếc áo len do mẹ anh tự tay đan, từng đường
kim, mũi chỉ đều hết sức thân thuộc. Mẹ anh từng nói, con người ta phải
sống như bông mai vàng giữa trời đông giá rét, càng gian khổ, càng phải nở
ra những bông hoa xinh đẹp nhất. Bốn năm sau đó, mẹ anh vẫn không hề tới
thăm anh, nhưng mỗi mùa đông, bà vẫn gửi đến cho anh một chiếc áo len,
kèm theo tờ giấy nhỏ kia nữa. Để sớm được ra ngoài, anh nghiêm túc cải tạo,
cố gắng giảm thời hạn chấp hành án. Và quả nhiên, ngay vào đầu năm thứ
năm, anh được ra tù sớm.
Đeo trên vai một chiếc túi đơn sơ, bên trong là tất cả tài sản của anh: năm
chiếc áo len, anh về tới nhà. Cổng nhà bị khóa lại bằng một chiếc khóa lớn,
chiếc khóa đã rỉ sắt. Nóc nhà cũng đã mọc cỏ tranh dài cả mét. Anh cảm thấy
khó hiểu, mẹ anh đi đâu rồi nhỉ? Anh chạy sang nhà hàng xóm, người hàng
xóm ngạc nhiên nhìn anh rồi hỏi không phải một năm nữa anh mới được về
ư? Anh lắc đầu, đoạn hỏi: “Mẹ của tôi đâu rồi?” Người hàng xóm cúi đầu
nói bà ấy mất rồi. Đỉnh đầu anh như có tiếng sấm đổ xuống, làm sao có thể?!
Mẹ anh mới hơn 40 tuổi, sao có thể ra đi sớm như vậy được? Mùa đông rồi,
anh còn nhận được áo len và tờ giấy bà gửi mà.
Người hàng xóm lắc đầu, rồi dẫn anh đến nghĩa trang. Một nấm mộ mới
còn đầy những đất đắp vội xuất hiện trước mắt anh. Đôi mắt anh đỏ lên, đầu
óc không còn suy nghĩ được gì nữa. Một lúc lâu sau, anh mới hỏi mẹ anh đã
mất như thế nào. Hàng xóm nói, vì anh hành hung người ta, mẹ anh phải
vay nặng lãi để trả tiền chữa trị cho người bị Һại. Sau khi anh vào tù, mẹ anh
liền rời nhà, chuyển đến nhà máy pháo cách nhà cả 2000 km, làm công, hàng
năm đều không trở lại. Mấy chiếc áo len kia, vì mẹ anh sợ anh lo lắng nên
nhờ người mang về nhà, rồi người hàng xóm gửi giúp. Tết Âm lịch năm nay,
nhà máy tăng ca sản xuất pháo, không cẩn thận gây cҺáy. Toàn bộ công
xưởng phát nổ, bên trong còn có mười mấy nhân công từ xa đến, lẫn ông chủ
và người nhà đến hỗ trợ, đều cҺết cả. Trong đó, có cả mẹ của anh. Hàng xóm
kể xong rồi thở dài, nói trong nhà vẫn còn một chiếc áo len nữa, định bụng
mùa đông năm nay gửi đến cho anh.
Gục xuống trước mộ mẹ, anh ôm đầu khóc lớn. Tất cả đều tại anh, là anh
Һại cҺết mẹ anh, anh là một đứa con bất hiếu! Anh đáng phải xuống địa
ngục! Ngày hôm sau, anh bán căn nhà cũ, mang theo cái túi đựng sáu chiếc
áo len rời quê mà đi. Thời gian trôi qua thật sự rất nhanh, loáng một cái, 4
năm nữa đã qua. Anh dừng chân ở một thành phố nhỏ, mở một tiệm cơm be
bé, không lâu sau, anh cưới một cô gái giản dị làm vợ.
Công việc làm ăn của quán cơm rất tốt, vì đồ ngon, giá rẻ, vì sự hòa nhã
của anh, và vì sự nhiệt tình của vợ anh. Mỗi ngày, 3, 4 giờ sáng anh đã thức
dậy, rồi tới chợ mua đồ, đến khi trời hửng sáng, mới kéo hết rau dưa, thịT
thà cần cho một ngày về nhà. Không thuê người phụ, hai người bận rộn như
con quay. Bình thường, vì thiếu ngủ, mắt anh lúc nào cũng hồng hồng, đầy
tia máu. Không lâu sau đó, một bà lão đẩy xe ba gác tới trước cửa nhà anh.
Lưng bà còng, một chân hình như bị tật nên cứ cà nhắc, cà nhắc, bà khoa tay
khoa chân một hồi, muốn cung cấp rau dưa và thịt tươi cho anh, tuyệt đối là
tươi sống, giá lại rẻ. Bà lão bị câm điếc, trên mặt đầy bụi đất, thái dương và
bên mắt còn có mấy vết sẹo khiến khuôn mặt bà càng thêm xấu xí. Vợ anh
không đồng ý, bởi dáng vẻ của bà lão, nhìn qua thực sự rất không thoải mái.
Nhưng anh không để ý tới sự phản đối của vợ, mà chấp nhận đề nghị của
bà. Không biết vì sao, bà lão trước mặt này khiến anh đột nhiên nghĩ đến mẹ.
Bà lão rất giữ chữ tín, rau củ mỗi lần bà đưa tới cho anh, quả đúng là đều
rất tươi. Vì thế, 6 giờ mỗi sáng, một chiếc xe ba gác chất đầy thực phẩm đúng
giờ đưa đến trước cửa tiệm cơm của anh. Thỉnh thoảng anh cũng mời bà ăn
một bát mì, bà lão ăn rất chậm, dáng vẻ rất hưởng thụ nó. Trong lòng anh
bỗng cảm thấy xót xa, anh nói với bà lão rằng mỗi ngày bà có thể ăn mì ở chỗ
anh. Bà lão cười, rồi cà nhắc ra về. Anh nhìn bà, không biết vì sao, lại nghĩ
tới mẹ, bỗng dưng rất muốn khóc.
Lại nhoáng một cái, hai năm nữa đã qua, tiệm cơm nhỏ của anh nay cũng
đã trở thành nhà hàng, anh cũng tiết kiệm được một số tiền kha khá, mua
được nhà. Nhưng người cung cấp thực phẩm cho anh, vẫn là bà lão kia.
Qua thêm nửa tháng, bỗng có một ngày, anh đứng đợi ở cửa rất lâu,
nhưng không thấy bà lão đâu. Đã quá thời gian hơn một tiếng đồng hồ, bà
lão vẫn chưa tới. Anh không có cách liên lạc với bà, không còn cách nào khác,
đành phải bảo nhân viên đi mua rau củ bên ngoài. Hai giờ sau, nhân viên
mang đồ mua về, kiểm tra lại, trong lòng anh càng thêm khó chịu, đồ trong
xe kém xa đồ mà bà lão đưa tới. Đồ bà đưa tới đều đã được lựa chọn tỉ mỉ,
gần như không có một cái lá héo, cây nào cây đấy tươi mơn mởn.
Vậy nhưng, những ngày sau đó, bà lão vẫn không xuất hiện. Tết Âm lịch
sắp tới rồi, anh gói sủi cảo, rồi đột nhiên nói với vợ anh, anh muốn đưa đến
cho bà lão một chén, nhân thể nhìn xem bà đã xảy ra chuyện gì, sao cả tuần
nay không đến đưa đồ? Đây là chuyện trước đó chưa từng có. Vợ anh gật
đầu. Sủi cảo chín, anh gói ghém mang đi, vừa đi vừa liên tục hỏi người bên
đường có biết một bà lão chuyên đưa thịt rau với cái chân bị tật không, cuối
cùng ở một ngõ nhỏ cách nhà hàng anh hai cái ngã tư, anh nghe được tin về
bà.
Anh gõ cửa rất lâu, nhưng không ai trả lời. Cánh cửa khép hờ, anh thuận
tay đẩy ra. Trong căn phòng nhỏ hẹp tối tù mù, bà lão đang nằm trên giường,
gầy quắt như cây củi khô. Bà lão nhìn thấy anh, hai mắt mở to kinh ngạc,
muốn ngồi dậy, nhưng không được. Anh đặt sủi cảo xuống bên giường, rồi
hỏi có phải bà đang bị bệnh không. Bà lão há miệng, muốn nói gì đó, nhưng
không nói ra được. Anh ngồi xuống, quan sát xung quanh căn phòng, đột
nhiên, một vài bức ảnh trên tường khiến anh giật mình há hốc. Là ảnh anh
và mẹ! Khi anh 5 tuổi, khi anh 10 tuổi, khi anh 17 tuổi… Trong góc tường, là
một cái tay nải bằng vải cũ, trên vỏ tay nải có thêu một đóa hoa mai. Anh
quay đầu, ngơ ngác nhìn bà lão, gặng hỏi bà là ai. Bà lão kinh ngạc, rồi bỗng
thốt ra: “Con trai.”
Anh hoàn toàn ngây ra! Bà lão trước mặt anh, không phải bị câm điếc ư?
Bà lão hai năm ròng cung cấp thực phẩm cho anh, là mẹ của anh?
Giọng nói khàn khàn quen thuộc nhường ấy, không phải mẹ anh thì còn
có thể là ai nữa? Anh đơ ra, rồi chợt tiến tới, ôm cổ mẹ anh, khóc lớn thành
tiếng, nước mắt hai mẹ con hòa cả vào nhau. Khóc không biết bao lâu, anh
ngẩng đầu trước, nghẹn ngào nói anh thấy mộ của mẹ, nghĩ bà đã qua đời,
nên mới Ьỏ nhà ra đi. Mẹ anh lau nước mắt rồi nói là chính bà nhờ hàng xóm
làm vậy. Nhà máy pháo mà bà làm công phát nổ, bà may mắn sống sót,
nhưng mặt thì bị hủy hoại, chân cũng thành què. Nhìn mình, rồi nghĩ đến
con trai còn ở trong tù, nhà thì nghèo, tương lai anh nhất định không lấy
được vợ. Vì không muốn làm liên lụy đến anh, bà nghĩ ra chủ ý này, để anh
đi xa tới nơi đất khách, bắt rễ phương xa, cưới vợ sinh con.
Biết được anh đã rời quê, bà mới trở lại thôn. Vất vả hỏi thăm mãi, mới
biết anh đã tới thành phố này. Bà nhặt ve chai mà sống, tìm kiếm anh bốn
năm, cuối cùng mới tìm được anh ở tiệm cơm nhỏ này. Bà rất vui mừng,
nhưng nhìn con trai bận bịu, bà lại cảm thấy đau lòng. Vì muốn được nhìn
thấy con trai mỗi ngày, muốn giúp anh giảm bớt gánh nặng, bà bắt đầu mua
thực phẩm thay anh, vừa mua một cái đã là hai năm. Nhưng hiện tại, bà đi
đứng bất lợi, không xuống được giường, nên không thể tiếp tục đưa đồ cho
anh.
Đôi mắt anh rưng rưng, không đợi mẹ anh nói xong, anh đã cõng mẹ anh
lên, tay cầm tay nải bước đi. Anh cứ cõng mẹ anh như thế, anh không hề
biết, nhà mình cách chỗ mẹ anh ở gần vậy. Anh đi không đến 20 phút đã
cõng được mẹ anh về tới nhà. Mẹ anh ở nhà mới của anh được 3 ngày. Trong
3 ngày này, bà đã kể rất nhiều thứ cho anh. Bà nói lúc anh bị bắt, thiếu chút
nữa bà đã đi theo bố anh. Nhưng rồi nghĩ đến đứa con trai còn ở trong tù, bà
không thể cҺết được, vậy là bà cố sống! Anh ra tù, bà lại nghĩ đến con trai
còn chưa thành gia lập nghiệp, bà vẫn chưa thể cҺết được; nhìn thấy con trai
lấy vợ, lại nghĩ còn chưa gặp mặt cháu, bà tiếp tục gắng gượng… Khi nói
những chuyện này, trên mặt bà luôn mang nụ cười. Anh và mẹ đã nói rất
nhiều với nhau, nhưng anh tuyệt nhiên không nói cho mẹ anh biết, năm đó,
sở dĩ anh chém người là vì có người sỉ пҺục bà, dùng những ngôn từ bẩn
thỉu nhất. Trên thế giới này, mắng anh, đánh anh thế nào anh cũng có thể
chịu được, nhưng anh không thể chịu được cảnh mẹ anh bị người khác sỉ
пҺục như thế.
Ba ngày sau, bà ra đi trong an bình. Bác sĩ nói với anh: “Bệnh ung thư
xương của bà có vẻ phải hơn 10 năm rồi. Có thể sống đến bây giờ, đã là kì
tích. Vậy nên, anh không cần quá đau lòng.” Anh ngơ ngác ngẩng đầu, mẹ
anh, bị ung thư xương ư? Anh mở cái tay nải kia ra, bên trong là một chồng
áo len mới được gấp chỉnh tề, có cho em bé, có cho vợ anh, có cho anh, một
tấm, lại một tấm, tấm áo nào cũng thêu một bông mai. Dưới cùng tay nải là
một tờ thông báo chẩn đoán bệnh: “Ung thư xương. Thời gian, là năm thứ
hai sau khi anh đi tù. Tay anh run rẩy, trong lòng đau như bị dao khoét từng
nhát, từng nhát…
Câu chuyện kết thúc, tôi như cảm nhận được một phần nỗi đau trong lòng
người con trai kia. “Bách thiện hiếu vi tiên”, trong trăm điều thiện, chữ hiếu
đứng trước nhất. Tình yêu của mẹ cha dành cho con cái là mãi mãi, hiếu
thuận của con cái dành cho cha mẹ cũng nên là mãi mãi. Đừng để đến khi
muốn hiếu thuận, cha mẹ đã không còn ở bên ta nữa!