DUNG MẠO ĐẸP ĐẾN TỪ ĐÂU?

Khuôn mặt xinh đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có
căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm
cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên,
tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển –
Nhiều người khoan hậu có khuôn mặt có phúc, người dịu dàng lương
thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo, vẻ mặt hung dữ; rất nhiều phụ
nữ trung niên lão niên có phẩm tính không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt,
cũng gọi là tướng bạc mệnh, khắc chồng.
Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu
của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu
lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh
nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.
Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu
của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; Vậy nguồn gốc khuôn mặt tuổi
thiếu niên, thanh niên ở đâu? Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di
truyền của bố mẹ, như màu da màu tóc, nhưng khuôn mặt dáng người cùng
tiên thiên có quan hệ, mức độ xinh đẹp là dựa theo những đời trước mà bố
trí.
Nửa đời trước của một người, là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau,
chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách
nhiệm với hành vi của chính mình.
Lòng từ bi cũng là một yếu tố quan trọng. Người có thiện tâm, thường từ
trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, càng khiến người thuận mắt,
càng ngày càng thích tiếp xúc. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó
nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt
cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người không thích, người ta thường
nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mặt, tiếp xúc
nhiều liền không còn thuận nữa.
Xin hãy tin rằng, tướng mạo là có thể từng bước thay đổi đấy! Nhất là
một khuôn mặt xinh đẹp sẽ từ trong ra ngoài tản mát ra một lực hấp dẫn,
khiến người gặp bất tri bất giác sinh lòng mến mộ. Nhiều khi, xinh đẹp hay
không, chính là từ tâm mà nhìn, “Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi” chính là
đạo lý này, tức là nhìn người mình yêu càng nhìn càng thấy đẹp.
Vì vậy, muốn có dung mạo đẹp, trước cần nội tâm đẹp!
Một, người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, lại nhận được càng nhiều.
Người có thể chịu thiệt, nhân duyên nhất định sẽ tốt, nhân duyên tốt, cơ hội
tự nhiên sẽ nhiều. Mỗi người khi còn sống, có thể nắm bắt một hai lần cơ hội
là đủ!
Hai, người thích chiếm phần hơn, cuối cùng chẳng chiếm được bao nhiêu,
nhặt được một ngọn cỏ, mất đi một rừng cây. Người mà vừa đến lúc tính
tiền liền kiếm cớ đi việc khác hoặc móc hoài không ra tiền, cơ bản đều là
những người không có thành tựu gì.
Ba, người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp. Lúc bạn bè hội tụ, nói
ra ba câu, đều không thoát khỏi chuyện cá nhân, người này chính là ốc sên
chuyển thế, nội tâm hư không, ích kỷ. Trong nội tâm chỉ có chuyện nhà mình,
những chuyện khác liền không liên quan đến anh ta.
Bốn, chỉ có tiếc duyên mới có thể tục duyên, tức là vun bồi duyên phận.
Trên đường đời, nhiều người chúng ta gặp, thật ra đều có duyên mới gặp
được nhau, hơn một nửa người thân chính là bạn tốt trong đời trước, còn
bạn tốt thì hơn một nửa là người thân trong đời trước, mang đến phiền muộn
cho bạn vì hơn một nửa là người bạn đã từng gây tổn thương. Vì vậy cần
nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung
những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả.
Năm, nội tâm vô khuyết gọi là phú, có thể bao dung người khác gọi là
quý. Luôn vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
Sáu, biện pháp giải quyết phiền muộn tốt nhất, chính là quên nó đi.
Bảy, tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây
nhạt, ngồi trông áng mây trôi).
Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh,
không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
Tám, nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không
giữ quá khứ.
Chín, kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy
sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy ngộ ngay bây giờ!
BÌNH MINH

Advertisement

SỐNG SAO KHÔNG THẸN VỚI LÒNG

Nghe lời khen hão rồi lúc nào cũng tự khoe mình, đó là TỰ KIÊU.
Nghe lời chê bai, rồi khép kín không dám bộc lộ hay làm gì cả, đó là TỰ
TI.
Nghĩ mình hơn những người chung quanh đến nỗi chẳng coi ai ra gì đó
là TỰ TÔN.
Nghĩ mình hoàn chỉnh, không cần phải cố gắng hay phấn đấu chi nữa, đó
là TỰ PHỤ.
Làm việc không vì lời khen chê mà chỉ để không thẹn với lòng mình, đó
là TỰ TRỌNG.
Người tự trọng là người ý thức về chính mình, có giới hạn và ưu điểm, có
thất bại và thành công, biết rút ra kinh nghiệm từ quá khứ.
Người tự trọng là người không làm điều xấu, điều ác vì không muốn tự
bôi nhọ chính mình.
Người tự trọng thực hiện điều tốt vì tiếng gọi sâu thẳm trong lòng luôn
hướng về sự thiện.
Người tự trọng soi gương cuộc đời để nhận biết khuyết điểm cần sửa đổi
và lý tưởng để hoàn thành.
Đôi khi biết sống lặng thầm
Để nhìn tỉnh thức thâm trầm nở hoa..
Đôi khi cần biết lỗi ta
Để lòng độ lượng, thứ tha lỗi người.
Đôi khi.. ngước mắt nhìn trời
Để hồn khoáng đạt rạng ngời nắng xuân.
TIẾNG LÒNG

NGƯỜI MÙ THẮP ĐÈN

Trong màn đêm tối đen như mực, một vị tăng nhân tu khổ hạnh bôn ba
nghìn dặm tìm Phật, đến một ngôi làng hoang vắng, trên đường xá tối đen
như mực, người dân trong làng đang đi đi lại lại rất tấp nập.
Khổ Hạnh Tăng đi đến một con hẻm nhỏ, ông trông thấy một chiếc đèn
lồng sáng choang, từ nơi sâu thẳm trong một con hẻm vắng lặng, từ từ chiếu
rọi qua đây. Một người trong thôn la lên: “Thằng Mù đến rồi kìa!”
“Mù ư?“, Khổ Hạnh Tăng sửng sốt, ông hỏi một thôn dân bên cạnh:
“Người xách chiếc lồng đèn kia có thật là bị mù không?”
Người đàn ông gật đầu khẳng định.
Vị Tăng Nhân Khổ Hạnh nghĩ mãi nhưng vẫn nghĩ không ra, một người
đã bị mù cả 2 mắt, anh ta vốn dĩ không có khái niệm ngày hay đêm, anh
không nhìn thấy sông chảy từ núi cao, cũng không được xem phong cảnh
hữu tình cùng vạn sự vạn vật trên thế gian, thậm chí anh còn không biết ánh
đèn là như thế nào, vậy anh ta xách theo chiếc đèn lồng, không phải khiến
người ta cười chê sao?
Chiếc đèn lồng đó càng lúc càng đến gần, ánh đèn sáng choang, từ từ
trong con hẻm tiến đến, chiếu sáng lên đôi giày của vị tăng nhân.
Vị Tăng Nhân nghĩ mãi nhưng vẫn nghĩ không ra, nên bèn hỏi:
“Dám hỏi thí chủ, cậu có thật là một người mù không?”.
Chàng trai Mù xách theo ngọn đèn lồng trả lời:
“Đúng vậy, từ khi đến thế gian này, 2 mắt tôi đã không trông thấy gì
nữa”.
Vị tăng nhân hỏi:
“Nếu cậu đã không trông thấy gì cả, vậy tại sao lại xách theo chiếc đèn
lồng?”
Chàng trai mù đáp:
“Bây giờ là buổi tối phải không? Tôi nghe nói, trong màn đêm mà không
có ánh đèn chiếu sáng, vậy thì mọi người trên thế gian này cũng đều sẽ giống
như tôi, không trông thấy gì cả, vậy nên tôi đã thắp một ngọn đèn”.
Vị tăng nhân dường như có phần hiểu ra, nói: “Thì ra cậu là vì muốn
chiếu sáng cho những người khác?”.
Thế nhưng, chàng trai mù lại nói:
“Không! Tôi làm là vì chính mình”.
“Vì chính cậu ư?”, vị tăng nhân lại càng sửng sốt.
Chàng trai mù chậm rãi nói:
“Ông có bao giờ đi trong đêm tối, mà bị những người đi đường khác đụng
phải chưa?”
Vị tăng nhân nói:
“Đúng vậy, cũng như lúc nãy, tôi không có để ý nên đã bị 2 người khác
đụng phải“.
Chàng trai mù nghe xong, trầm lặng nói:
“Nhưng tôi thì lại không bị, tuy tôi là kẻ mù, cái gì tôi cũng không trông
thấy, nhưng tôi xách theo chiếc đèn lồng này, vừa để soi sáng đường cho
những người khác, nhưng quan trọng hơn là để người khác trông thấy tôi.
Như vậy, họ sẽ không vì không trông thấy mà đụng phải tôi”.
Khổ Hạnh Tăng nghe xong, lập tức ngộ ra.
Ông ngửa mặt lên trời thở dài, nói:
“Ta đã đi khắp chân trời góc biển, bôn ba nghìn dặm tìm Phật, thật không
ngờ rằng Phật đang ở bên cạnh ta. Thì ra, Phật tính cũng giống như một
ngọn đèn, chỉ cần ta thắp sáng nó, dù cho ta không nhìn thấy Phật, thì Phật
cũng sẽ nhìn thấy ta thôi!”
Thế nên, vì người khác, hãy thắp sáng ngọn đèn sinh-mệnh của chính
mình! Như vậy, trong bóng đêm của đời người, chúng ta mới có thể tìm
thấy bình an và sự chói lọi của chính mình.
Posted by: lpk 116

LỜI KINH TRONG LÒNG BÀN TAY

“Đại dương kia có thể khô đi, và những cơn mưa có thể lấp đầy trở lại,
nhưng đôi mắt người đời chưa bao giờ biết đủ khi đứng trước những sắc
tướng trong chốn nhân gian, khi lòng tham vẫn còn.”
(trích Kinh Chư Pháp Tập Yếu)
Hóa ra, thứ sâu rộng hơn đại dương ngoài kia lại là đôi mắt của chính
mình, khi lòng còn tham.
Ai cũng từng phải động lòng trước một sắc tướng nào đó trong chốn nhân
gian.
Ai cũng đã từng bắt đôi chân phải mệt, để đuổi theo; bắt đôi tay phải mỏi,
để níu giữ.
Mà sắc tướng thì vô thường, đuổi kịp không? Giữ được không?
Lỗi không phải của mắt đã nhìn thấy. Lỗi cũng không phải bởi những sắc
tướng vô tình đã hiện hữu nơi đây. Lỗi do lòng chưa yên.
Có kẻ động lòng trước những hình ảnh của ngày hôm qua. Có kẻ
động lòng trước những ảo ảnh của những ngày chưa tới.
Có kẻ động lòng trước hình ảnh một người, rồi buồn. Có kẻ động lòng
trước một dáng núi nghìn năm vẽ lên nền trời mỗi sớm, rồi bình thản.
Có kẻ động lòng trước đôi mắt biếc chốn nhân gian, rồi khắc khoải cả đời.
Có kẻ động lòng trước đôi mắt thật hiền của Phật, rồi bình yên.
Có người động lòng trước cảnh phù hoa tráng lệ. Có kẻ lại động lòng
trước ngôi chùa nhỏ giản dị bình thản nơi cuối thôn.
Người đời luôn đi về phía làm lòng mình “động”, nhưng vẫn có những
lần động lòng để rồi bình yên.
VÔ THƯỜNG
Om Mani Padme Hum

TRÍ KHÔN VÀ TRÍ HUỆ.

Trí khôn hay trí thông minh chỉ là cái ngọn, còn Trí Huệ mới là cái gốc
khiến cuộc sống tinh thần thực sự thăng hoa. Có người rất thông minh
nhưng họ làm bất cứ việc gì cũng nhắm cái lợi về cho bản thân họ trước, nội
tâm họ tràn đầy tham vọng khi cơ hội tốt đến, họ sẳn sàng chà đạp lên những
người khác, dẫu người đó là ân nhân của họ, để nhanh chóng thủ đắc những
mục tiêu trước mặt. Rồi một ngày ”đẹp trời” bỗng đến, họ bị những người
”cao tay ấn” hơn hạ gục và ngang nhiên đoạt hết những gì trên tay họ có, họ
không chấp nhận nỗi và đau khổ đến tận cùng…
Cụ Tố Như viết: ” Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần”
là thế. Nói tóm lại, người thông minh hay dễ bị sinh tâm kiêu ngạo, sử dụng
đầu óc nhanh nhạy, hám cái lợi bất chấp nhân quả, vì thế mà tổn đức, tạo
nghiệp rất nhiều. Sống mà tổn đức nhiều thì tai họa tới rất nhanh, điều này
không lạ, chỉ cần ta chịu khó quan sát trong cuộc sống thì sẽ thấy.
Khôn ngoan chưa chắc là một cái Phước.
Nhưng Trí Huệ thì chắc chắn là Phước, vì trong bản chất của Trí Huệ luôn
co’ mặt của Tâm Đức, người Trí Huệ có thể nhẫn nhịn, có thể chịu thiệt, có
thể đứng vào vị trí của người khác để rộng lòng bao dung, hỷ xả. Họ làm
việc Phước, giúp đỡ tha nhân không mong cầu chờ đợi mà quả báo tốt lành
vẫn tự tìm đến với họ. Với tâm thái này họ đi vào con đường Chánh Đạo,
một ngày không xa họ bất ngờ thành người công viên quả mãn.
Cù Lần
Namo Buddhaya

CÁCH HÀN GẮN VẾT NỨT


Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh
vỡ để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mới.
Người Nhật tin rằng, khi một thứ gì đó từng bị tổn thương và mang trong
mình một lịch sử, nó sẽ đẹp hơn. Vì thế, thay vì vứt một cái bát vỡ đi, họ sẽ
gắn lại những mảnh vỡ bằng vàng. Thay vì tìm cách che giấu đi những vết
nứt vỡ, họ dùng vàng để làm chúng nổi bật lên như một cách để ca tụng và
biến chúng thành điểm nhấn của cả chiếc bát.
Con người cũng vậy. Tất cả những khó khăn, thương tổn bạn đã hoặc
đang phải trải qua không làm cho bạn tệ hơn. Bạn có quyền lựa chọn để sơn
lên những thương tổn ấy của mình một lớp vàng.
Bạn hoàn toàn có thể vực mình dậy và rút ra bài học từ những vấp váp
ấy để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Hãy tự hào về những vết
sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng:
“Hãy nhìn những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của
ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể vượt qua.”
Không ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để
sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình.
Cuộc đời, rồi ai cũng từng làm vỡ đi một cái gì đó. Người ta chưa từng bị
đổ vỡ nên người ta đứng đó phán xét khi thấy bạn làm vỡ đi thứ mình yêu
thích. Sau này, khi trải qua những cảm giác tương tự, người ta cũng sẽ có
cảm giác như bạn mà thôi.
Hãy sống cho bản thân và tự đi đến nơi mình cảm thấy hạnh phúc, hà cớ
gì phải sợ người đời dèm pha, ai tốt, ai xấu theo thời gian cũng sẽ nhìn thấy
rõ. Và sẽ có người bước đến, rồi bạn sẽ lại yêu, sẽ lại tìm thấy hạnh phúc…
để nhận ra, đổ vỡ không có gì đáng sợ cả, vấp ngã ai mà chưa từng, đứng
lên đi tiếp hay ngồi yên tại chỗ ngã than khóc mới là điều bạn cần phải chọn
lựa.
Đừng vì một lần đổ vỡ mà bỏ luôn cả một đoạn đường dài phía trước, chỉ
cần bạn không ngừng tìm kiếm, thì sớm muộn cũng nhìn thấy hạnh phúc
đích thực mà thôi.
Th TâmHiệp

Ý NGHĨA CỦA NGHI LỄ TẮM PHẬT


Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh có hai vị Long
vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước
lạnh và một vị phun dòng nước nóng. Hai dòng nước lạnh và nóng tượng
trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời. Hai cảnh giới vui buồn
và sướng khổ của cuộc sống hằng ngày mà tất cả mọi người sanh ra trên Thế
gian này phải chịu đựng.
Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó,
sau này trở thành Đức Phật Thích Ca.
Trong Kinh sách, Đức Phật dạy rằng:

  • Người nào chịu đựng được những cảnh thuận nghịch của cuộc đời mà
    Tâm vẫn bình thường, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại thì người đó là
    một vị Phật trong tương lai.
    Đây là ý nghĩa hết sức thâm trầm vi diệu của đạo Phật.
    Trong Kinh sách,những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi là:Bát
    phong. Bát là tám, phong là ngọn gió.
    Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới thuận nghịch.
    Đó là: lợi lộc và suy sụp, hủy báng và danh dự, xưng tán và chỉ trích, khốn
    khổ và lạc thú.
    Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều:Sanh Lão Bệnh Tử là Khổ, cầu mong
    không được, thương yêu phải chịu chia lìa, thù ghét gặp nhau, thân thể ốm
    đau, tâm loạn động bất an cũng đều khổ. Còn hưởng thụ các lạc thú trên đời
    cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau sau đó.
    Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ nhằm mục đích
    truyền bá Giáo lý sâu rộng trong Nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng
    cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn.
    Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng
    nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt
    Đa trong ngày Đản sanh nói trên.
    Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản
    sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng:
  • Dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, Tâm của chúng
    ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.
    Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng
    ta tâm nguyện rằng:
  • Dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, Tâm của chúng ta vẫn
    bình tĩnh thản nhiên.
    Việc làm này mang nhiều ý nghĩa Vi diệu, có ích lợi lớn cho việc Tu học
    có thể chuyển hóa tâm trạng của con người từ phiền não khổ đau thành an
    lạc và hạnh phúc.
    Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật và việc Tu tập theo đạo
    Phật vậy.