Trí khôn hay trí thông minh chỉ là cái ngọn, còn Trí Huệ mới là cái gốc
khiến cuộc sống tinh thần thực sự thăng hoa. Có người rất thông minh
nhưng họ làm bất cứ việc gì cũng nhắm cái lợi về cho bản thân họ trước, nội
tâm họ tràn đầy tham vọng khi cơ hội tốt đến, họ sẳn sàng chà đạp lên những
người khác, dẫu người đó là ân nhân của họ, để nhanh chóng thủ đắc những
mục tiêu trước mặt. Rồi một ngày ”đẹp trời” bỗng đến, họ bị những người
”cao tay ấn” hơn hạ gục và ngang nhiên đoạt hết những gì trên tay họ có, họ
không chấp nhận nỗi và đau khổ đến tận cùng…
Cụ Tố Như viết: ” Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần”
là thế. Nói tóm lại, người thông minh hay dễ bị sinh tâm kiêu ngạo, sử dụng
đầu óc nhanh nhạy, hám cái lợi bất chấp nhân quả, vì thế mà tổn đức, tạo
nghiệp rất nhiều. Sống mà tổn đức nhiều thì tai họa tới rất nhanh, điều này
không lạ, chỉ cần ta chịu khó quan sát trong cuộc sống thì sẽ thấy.
Khôn ngoan chưa chắc là một cái Phước.
Nhưng Trí Huệ thì chắc chắn là Phước, vì trong bản chất của Trí Huệ luôn
co’ mặt của Tâm Đức, người Trí Huệ có thể nhẫn nhịn, có thể chịu thiệt, có
thể đứng vào vị trí của người khác để rộng lòng bao dung, hỷ xả. Họ làm
việc Phước, giúp đỡ tha nhân không mong cầu chờ đợi mà quả báo tốt lành
vẫn tự tìm đến với họ. Với tâm thái này họ đi vào con đường Chánh Đạo,
một ngày không xa họ bất ngờ thành người công viên quả mãn.
Cù Lần
Namo Buddhaya