KHI NÀO NÊN NIỆM PHẬT

  • Buổi tối nên niệm Phật.
  • Trước khi đi ngủ nên niệm Phật cho đến khi nào đầu óc thanh thản để từ từ đi
    vào giấc ngủ.
  • Sáng thức dậy nên niệm Phật, dù chỉ vài câu, bởi vì sau giấc ngủ dài đầu óc con
    người thường hôn trầm.
    Niệm Phật vào đầu sớm mai cũng là dấu hiệu bắt đầu một ngày mới tốt lành.
  • Khi nào thấy buồn chán nên niệm Phật.
  • Thấy lòng xao xuyến nên niệm Phật.
  • Thấy có thể bị cám dỗ nên niệm Phật.
  • Thấy thời gian kéo dài, vô vị nên niệm Phật.
  • Gặp rắc rối về pháp lý nên niệm Phật để bình tĩnh ứng phó.
  • Bị ai chọc giận, công kích nên niệm Phật.
  • Tại đám đông tụ họp, ăn nhậu, vui chơi, thấy người ta nói chuyện “Vô duyên”
    tào lao, mất thì giờ nên niệm Phật để không giây dưa vào chuyện vô ích.
  • Các em khi vào thi nên niệm Phật để đầu óc thanh thản, bình tĩnh.
    Thiếu bình tĩnh, quá lo âu, hồi hộp sẽ đưa đến việc không đọc kỹ câu hỏi, đề tài,
    tính toán sai, lạc đề v.v…
  • Đêm khuya thanh vắng một mình trên tàu, xe, trên sông nước nên niệm Phật.
  • Khi bệnh tật, đau ốm nằm nhà thương nên niệm Phật để không mất tinh thần,
    không sợ chết; càng rên la, càng mất tinh thần, càng chết sớm, càng làm khổ gia
    đình.
  • Nếu niệm Phật cùng lúc lại quán sổ tức theo dõi hơi thở thì công năng rất lớn
    chẳng khác gì Thiền định vậy.
    Niệm Phật miễn phí, không phải trả tiền mà cũng không bị đóng thuế, đem lại
    tốt lành cho đời vậy tại sao chúng ta không thử xem?
    Xin quý vị, quý bạn mạnh dạn thực hành.
    Hoan nghênh chia sẻ email này, công đức vô lượng.
    Sadhu, Lành thay !
    Namo Buddhaya
Advertisement

HỌC LÀM NGƯỜI – HỌC CẢ ĐỜI

  1. Làm người, tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo
    hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt đến vinh
    quang thì cũng nên làm một người hữu dụng.
  2. Làm người, ngoại hình có thể không bắt mắt, nhưng đừng để nội tâm
    xấu xí. Nhân từ, lương thiện không phụ thuộc vào bề ngoài mà xuất phát từ
    bên trong tâm hồn.
  3. Làm người, hình thể thấp bé một chút cũng được, nhưng đừng để tấm
    lòng nhỏ nhen. Thế gian chẳng ai thích những kẻ tâm địa hẹp hòi. Dù vai
    nhỏ lưng gầy nhưng tấm lòng nhân hậu, vẫn an ủi sưởi ấm được vô số người.
  4. Làm người, thể trạng gầy yếu một chút cũng được, nhưng đừng để tinh
    thần nhu nhược. Những người nhu nhược thường hay bi quan và tự ti, cho
    nên nhất định phải luyện được tinh thần dũng cảm, có chủ kiến và tự tin.
  5. Làm người, tai mắt chậm chạp một chút cũng được, nhưng không được
    để tâm trí mê muội. Nhớ nhắc mình giữ lấy tâm sáng, trí thông để nhìn xa
    trông rộng.
  6. Làm người, tham vọng một chút cũng được, nhưng nhất định đừng
    quá ngang tàng để dã tâm biến mình thành ác quỷ. Nếu không, bạn không
    vào địa ngục thì ai vào?
  7. Làm người, thông minh một chút thì tốt, nhưng nhất định đừng tự cho
    mình là khôn lanh, còn người đời đều là kẻ ngốc. Nếu không, thế giới này
    chỉ có một kẻ ngu ngơ, là bạn!
  8. Làm người, lười biếng một chút thì được, nhưng đừng bao giờ làm một
    kẻ suốt ngày nhếch nhác. Việc cần làm nên cố gắng làm cho trọn vẹn, nên có
    tâm cống hiến một chút, nếu không muốn làm ký sinh trùng đeo bám xã hội.
  9. Làm người, tiết kiệm một chút thì được, nhưng đừng quá toan tính với
    tiền bạc. Nếu không bạn sẽ có thói quen đánh giá người khác qua đồng tiền,
    sớm muộn gì cũng thành nô lệ cho nó.
  10. Làm người, khoan dung một chút thì tốt, nhưng đừng để người khác
    xem thường, lợi dụng sự khoan dung của mình mà tiếp tục phạm lỗi. Dù thế
    nào cũng nên giữ lấy quy tắc và sự tự tôn riêng.
  11. Làm người, khổ cực một chút cũng được, nhưng đừng để nỗi khổ kéo
    dài mà không có cách giải thoát, phải học cách vươn lên!
    *
  • *
    Một nhà triệu phú người Mỹ nghĩ hè ở một làng chài bên vịnh Mêhicô.
    Chiều chiều khi những thuyền cá kéo nhau cập bến, ông lại rảo bộ ngắm
    cảnh tấp nập ồn ào, hít ngửi làn gió tanh tanh mằn mặn.
    Một chiều nọ, đứng trên bờ ông thấy một cô bé lấy tay che bớt ánh nắng
    và nhìn ra biển.
    Nhà triệu phú bước tới bắt chuyện hỏi:
    -Cháu chờ ai vậy?
    Cô bé đáp:
  • Cháu chờ cha cháu đi khơi về để lấy cá đi bán.
  • Thường cha cháu đánh được nhiều cá không?
  • Dạ, không nhiều đâu, mấy con cá ngừ… nhưng cha cháu chỉ đi có một
    loáng rồi về.
  • Thế sao cha cháu không câu nhiều cá hơn nữa?
  • Dạ, ngần ấy đủ cho nhà cháu sống rồi ạ!
  • Thế thời gian còn lại cha cháu làm gì ?
  • Cha cháu chơi với cháu, dạy chúng cháu vá lưới, sửa đồ trong nhà. Cha
    giúp Mẹ cháu trồng cây, chặt củi, vét giếng. Thỉnh thoảng cha chơi Guitar
    hát hò với mấy chú hàng xóm. Cháu thấy cha cháu bận cả ngày ấy!
    Nghe xong, nhà triệu phú nhún vai nói:
  • Cháu biết ta là ai không? Ta là triệu phú, ta có bằng thạc sĩ kinh tế của
    trường Harvard. Ta sẽ chỉ cho cha cháu phải năng đi biển hơn, đi đủ bảy
    ngày mỗi tuần, từ sáng tinh mơ tới nửa đêm, câu thật nhiều cá bán lấy tiền.
    Rồi nhờ tiền đó, ông mua một chiếc thuyền to hơn, có thuyền to, ông có
    thể ra xa bờ nơi có nhiều cá hơn. Chẳng bao lâu cha cháu sẽ có đủ tiền sắm
    thêm vài chiếc thuyền, thuê người ra khơi.
    Khi có nhiều cá hơn nữa, cha cháu đừng bán cá cho lái mà phải mở xưởng
    đóng cá hộp riêng, tổ chức hệ thống bán lẻ riêng. Lúc đó, cha con cháu sẽ rời
    bỏ ngôi làng chài heo hút và chuyển lên Mexico City, rồi sang Mỹ, ban đầu
    thì ở Los Angeles, sau dời tới New York, cha cháu sẽ làm chủ cả một vương
    quốc đánh bắt, chế biến và tiêu thụ cá biển, cha cháu sẽ sống trong các biệt
    thự trị giá vài chục triệu đô la, mặc đồ thời trang khiến các minh tinh
    Holywood phát thèm…
  • Dạ, thế mất chừng bao lâu mới được vậy ạ?
  • Chừng 15 – 20 năm gì đó.
  • Dạ, rồi sau đó thì sao ạ?
  • Rồi cha cháu phát hành cổ phiếu, đăng ký tham gia thị trường chứng
    khoán. Ồ lúc đó cha cháu sẽ rất giàu, là triệu phú như ta hiện nay…. biết đâu
    cha cháu trở thành tỷ phú cũng không chừng.
  • Dạ, tỷ phú? Rồi sao nữa ạ?
  • Sau cùng, cha cháu về hưu. Ông sẽ chơi với các con, dạy con vá lưới,
    phơi cá, sửa đồ trong nhà. Cha cháu sẽ giúp mẹ trồng cây, chặt củi, vét
    giếng… thỉnh thoảng ông chơi Ghita hát hò với mấy chú hàng xóm. Rồi Cha
    cháu cũng bận rộn cả ngày ấy.
    Khi nghe xong, cô bé bình thản nói:
  • Thế thì cha cháu chẳng cần làm tỷ phú thưa ông. Cha cháu đã có tất cả
    cái sau cùng mà ông vừa nói rồi ạ.
    Khi bạn không thoát khỏi ham muốn, thì bạn sẽ bất chấp làm mọi thứ để
    bán rẻ sức khỏe của mình cho đồng tiền. Đời người nói dài cũng không quá
    dài, nói ngắn cũng không phải là quá ngắn.
    Cuộc sống này vô thường ngắn ngủi lắm bạn à!
    Câu chuyện trên như muốn khuyên ta:
    Làm việc gì cũng được, miễn sao tâm hồn được thanh thản.
    Làm điều gì cũng được, miễn sao thân thể được bình an, gia đình luôn
    vui vẻ hạnh phúc….
    Sức khỏe và Gia Đình là điều vô giá không có đồng tiền nào có thể mua
    được.
    SƯU TẦM

SUY NGẪM

  1. Đừng Lo Lắng, Mọi Chuyện Sẽ Ổn Thôi
    Số phận đối với mỗi người đều công bằng, khi cánh cửa này đóng lại,
    nhất định sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Bầu trời rộng lớn này luôn có một
    góc thuộc về Bạn, giữ được thái độ lạc quan, chính là bước đầu tiên để giải
    quyết và chiến thắng khó khăn trong cuộc sống.
  2. Đừng Sợ, Bầu Trời Sẽ Không Sụp Xuống
    Chỉ cần niềm tin của Bạn lớn hơn nỗi sợ hãi, vậy thì Bạn có thể vượt qua
    bất kỳ rào cản nào. Không có gì là thất bại, tất cả chỉ là thử nghiệm để Bạn
    ngày càng tốt hơn. Sợ cái gì thì làm cái đó, nỗi sợ hãi tự nhiên sẽ mất đi.
  3. Đừng Hối Hận, Ai Mà Không Từng Làm Sai
    Người duy nhất chưa từng phạm sai lầm là người chưa từng làm gì cả.
    Hãy dũng cảm làm điều Bạn muốn làm, đừng sợ làm sai, không có gì quá
    lớn lao cả. Thẳng thắn mà nói, ngoài kia có rất nhiều người hi vọng Bạn sẽ
    bị sai lầm của mình đánh bại.
    Cho nên, hãy nhớ, mỗi vết thương đều là một lần trưởng thành.
  4. Đừng Thất Vọng, Cơ Hội Rồi Sẽ Đến
    Con người sở dĩ có khả năng là vì tin mình có khả năng. Đối với một
    người, phá sản lớn nhất chính là tuyệt vọng, tài sản lớn nhất chính là hi vọng.
    Cuộc sống nhiều khi, có nhiều chuyện rất không công bằng, thế nhưng
    đừng oán hận, người biết nỗ lực thích ứng với nó, tạo ra cơ hội mới là người
    dũng cảm. Cuộc sống vốn dĩ luôn đầy thử thách và sai lầm. Một lần thất bại
    cũng không đại diện cho việc Bạn đã mất cơ hội.
  5. Đừng Bỏ Cuộc, Ánh Sáng Ở Cuối Đường Hầm
    Điều đáng tiếc nhất trong cuộc sống chính là dễ dàng từ bỏ điều mà bản
    thân không nên từ bỏ, ngay cả khi, Bạn có thể không có gì thì Bạn cũng cần
    có tình yêu với cuộc sống và hi vọng vào tương lai. Cuộc sống chỉ có một
    con đường nhất định không thể cự tuyệt, đó là trưởng thành.
    Hãy nhớ, hy vọng sẽ luôn xuất hiện trong lúc Bạn tuyệt vọng nhất.
  6. Đừng Tức Giận, Hãy Học Cách Rộng Lượng Khoan Hồng
    Trong cuộc sống, sẽ luôn có người làm tổn thương bạn, nhưng Bạn ngàn
    vạn lần đừng tức giận, bởi vì tức giận, chính là đem sai lầm của người khác
    trừng phạt chính mình.
    Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao.
    Tính cách chính là bộ y phục đẹp đẽ mà một người mặc ra ngoài xã hội.
    Khoan dung chính là cây cầu nối giữa Người với Người để hiểu và tương
    hỗ lẫn nhau. Lạc quan đến từ sự khoan dung, từ sự độ lượng, từ thấu hiểu
    lòng người, từ việc với thế gian không tranh đoạt.
    TỦ SÁCH CHỮA LÀNH

TU TẬP VÀ THẦN THÔNG

Có 2 huynh đệ đồng tu, vị sư huynh không thích nghiên cứu Phật học,
chỉ ham thích các loại thần thông nên đã tìm các vị danh sư có năng lực để
học luyện thần thông. Vị sư đệ chân chất thật thà ở lại chùa nghiên cứu kinh
văn, chuyên sâu vào Phật pháp.
20 năm sau, vị sư huynh quả thật đã học được thần thông, hô mưa gọi
gió, rải đậu thành binh, nhưng vị sư đệ vẫn ngày chuyên tâm nghiên cứu
kinh văn.
Một hôm 2 huynh đệ tình cờ gặp nhau bên bờ sông, chuẩn bị lên thuyền
để qua bờ sông bên kia. Người sư huynh nhìn thấy sư đệ đã 20 năm rồi
không gặp, trong lòng ngập tràn niềm vui, không kiềm được sự quan tâm
về tình hình gần đây của sư đệ, ông hỏi:

  • Sư đệ nhiều năm nay học tập Phật pháp có đạt nhiều thành tựu không?
    Người sư đệ đáp:
  • Đệ vẫn như ngày xưa nghiên cứu đọc ngẫm các kinh như Hoa Nghiêm,
    Pháp Hoa… sớm tối mỗi ngày đệ đều lấy kinh Kim Cang làm thời khoá tụng
    nhất định cho mình, chỉ có vậy thôi.
    Sư huynh nghe rồi, thở dài:
  • Ai dà! Đệ thật là không có tiến bộ chút nào, mỗi ngày chỉ biết tụng kinh,
    niệm kinh, lại không diễn nghĩa thành văn, lại không có thần thông tự tại,
    còn anh thì được sự chỉ dạy của một vị thầy nổi tiếng, đã có được thần thông
    tự tại rồi.
    Sư huynh lập tức hiển hiện thần thông đi trên mặt nước, cỡi trên sóng,
    vào trong nước, bay vào hư không như đi trên đất liền, dùng thần thông vắt
    ngang qua sông Trường Giang để người bên kia thấy sự kỳ lạ hiếm có.
    Còn ở bên này, người sư đệ bỏ 5 xu mua 1 vé qua bờ bên kia.
    Sư huynh đợi sư đệ qua đến, vênh váo hỏi:
  • Đệ xem huynh vào trong nước, bay trong hư không, giá trị thần thông
    như thế nào?
    Sư đệ đáp:
  • Sư huynh! Thần thông của anh giá trị bằng một tấm vé, có 5 xu thôi. Sư
    huynh khổ luyện thần thông 20 năm bay qua sông, đệ chỉ cần tốn 5 xu cũng
    có thể qua sông.
    Thần thông không phải là biểu diễn xiếc để nhận sự yêu thích của quần
    chúng. Tu hành càng không phải cầu đắc thần thông, như trong sách thích
    thiền Ba-la-mật, Trí Giả Đại sư dạy: người học Thiền, nếu không chánh quán
    đại bi, mà khởi tà tâm, thì kết quả không tương ứng với pháp môn Thiền Bala-
    mật. Phật pháp lấy tâm đại bi làm căn bản, lấy pháp bồ đề tâm làm chánh
    hạnh, mà 6 loại thần thông của Phật giáo là chỗ chứng đắc của hành giả thực
    hành lục độ vạn hạnh. Giống như khi Thái tử Tất Đạt Đa năm xưa thành
    đạo, Ngài đã nói với Ma vương rằng, mỗi tấc cát bụi li ti của hết thảy đại địa,
    đều là nơi Ngài đã tu hạnh hỷ xả, xả bỏ đầu mắt xương tuỷ, vì thế thái tử
    Tất Đạt Đa mới thành đức Phật có vạn đức trang nghiêm.
    Thần thông, đối với người chưa đoạn dứt phiền não lại chẳng là điều
    hạnh phúc.
    Thử nghĩ xem, nếu bạn có thiên nhĩ thông, nghe thấy người bên cạnh nói
    xấu về bạn, thì bạn làm sao có thể tự tại.
    Nếu bạn có tha tâm thông, biết trong lòng mọi người nghĩ xấu về bạn,
    bạn làm sao có thể tự tại được ?
    Nếu bạn có túc mệnh thông, biết ngày giờ mình và người thân sẽ chết,
    bạn có cách nào giữ cho mình được tự tại được?
    Nên có thần thông chưa hẳn tự do tự tại, chẳng bằng cố gắng đạt được
    kho báu trí tuệ và từ bi trong tâm, có sự hiểu biết chính xác đối với Phật
    pháp, thấy rõ năm uẩn là không, an nhiên vượt qua tất cả khổ ách, ở trong
    thế gian các huyễn hoá không thật mà có thể tự tại đối với Có và Không, tự
    tại đối với Dơ và Tịnh, tìm được nơi bất sinh bất diệt.
    SƯU TẦM
    Phụng sự và giác ngộ

SANH KHÔNG MANG ĐẾN CHẾT KHÔNG MANG THEO, CỚ SAO TA MÃI NẶNG LÒNG ?


Ra đời hai tay trắng, lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy, Túi đời như mây bay.
“Dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước để đo lòng người”.
Nhưng hãy lấy tiền ra đo, một số lòng người đo được bằng tiền. Nhiều
người có thể giữ mình ở mức vài ba triệu, nhưng có thể thay đổi trước vài
ba tỷ. Nhưng cũng có kẻ trước tiền bạc không hề gục ngã, vẫn giữ vững giá
trị và bản lĩnh của mình.
Tiền bạc là chủ đề rất khó, nên các bạn trẻ cần chuẩn bị một thái độ ứng
xử phù hợp để có thể bắt nó làm nô lệ, làm phương tiện để mình đạt được
mục tiêu của cuộc đời. Nếu không, nó sẽ trở thành ông chủ, sai khiến mình,
khiến mình khổ miết. Rồi lúc chết đi, mới giở nắp quan tài thều thào nói lời
cuối, rằng: “Ngày xưa tui biết tiền chết không mang theo được như vầy thì
tui đã khác. Nói xong đóng nắp quan tài lại rồi chết.”
Và chuyện kể xưa có Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy,
muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng nó mập quá, không chui vào
được cái lỗ vào trong vườn. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống
để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy
thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành
phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra,
bụng vẫn giống như lúc đi vào.
Kể xong câu chuyện, Tỷ Phú Chuck Feeney nói:
“Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh
ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh
tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”
Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại cho đi hết gia tài của mình?
Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người!
Ông nói:

  • “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi.”
    Trở về với cát bụi
    Ai cũng trắng tay vào đời
    Rồi lại trắng tay về với đất.
    Hơn thua chi, tranh giành chi… Được, mất.
    Có nghĩa gì đâu, tất cả phù vân!
    Sống để yêu thương, không phải để giận hờn
    Không phải để làm đớn đau nhau bằng muôn lời cay độc
    Sao không thể hồn nhiên như cỏ cây, chim chóc?
    Sao không thể chia nhau cay đắng, ngọt bùi?
    Sao không thể vui khi thấy người vui?
    Mà lại hân hoan khi mắt người đẫm lệ?
    Ai cũng một lần vĩnh viễn chia tay với trời, mây, sông, bể.
    Khi xa đời, hành lý có gì đâu?
    Ngay cả giọt mồ hôi cũng chẳng thể mang theo.
    Cả mơ ước, tình yêu cũng ngậm ngùi để lại.
    Hãy yêu thương nhau để ta còn mãi mãi:
    Một miền xanh bát ngát phủ chân trời !
    PHÙ VÂN
    Namo Buddhaya

THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Nếu bạn chánh niệm biết là mình đang ăn nhanh thì hãy dừng lại và nhìn
cảm giác tham muốn đó một lúc. Bạn cần phải trầm tĩnh để thấy ra được khi
mình ăn uống trông như thế nào. Cảm nhận các cảm giác, mùi vị, các trạng
thái tâm của mình khi ăn uống ra sao, cái gì mình thích, cái gì không thích.
Và cũng cần phải nhận biết mọi động tác của mình khi ăn uống. Đừng quá
quan tâm đến việc quan sát đầy đủ mọi chi tiết, chỉ cần luôn hay biết những
điều mình cảm nhận và kinh nghiệm được là đủ.
Khoảng thời gian riêng tư và những sinh hoạt cá nhân cũng là lúc rất
quan trọng để chánh niệm. Khi ở một mình là lúc chúng ta thường dễ mất
chánh niệm nhất.
Bạn có chánh niệm khi đóng cửa, khi đánh răng, mặc quần áo, tắm rửa và
đi vệ sinh không? Khi làm những công việc này bạn cảm thấy ra sao? Bạn có
nhận ra được những cái thích và không thích của mình không? Khi nhìn một
cái gì đó bạn có chánh niệm không?
Bạn có chánh niệm khi nghe không? Bạn có chánh niệm khi đánh giá, phê
phán về những thứ mình nghe, nhìn, nếm, ngửi, xúc chạm, suy nghĩ hay
cảm nhận không? Khi nói chuyện bạn có chánh niệm không? Bạn có hay biết
được âm điệu và âm lượng của giọng nói mình hay không?
Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên kiểm tra lại xem mình đang
thư giãn, thoải mái hay đang bị căng thẳng; nếu không tự kiểm tra như vậy,
bạn sẽ không ý thức được mình đang bị căng thẳng đâu. Khi bạn thấy mình
bị căng thẳng thì hãy quan sát chính sự căng thẳng đó.
Bạn không thể hành thiền được khi tâm bị căng thẳng. Điều đó cho thấy
bạn đã không thực hành đúng cách. Hãy xem xét cách thức tâm mình đang
hoạt động ra sao. Nếu bạn làm điều này một cách thường xuyên trong ngày
thì sẽ có thể ngăn chặn đuợc không để cho căng thẳng tích tụ lại. Nhờ thực
hành, bạn cũng sẽ hiểu được nguyên nhân gây ra sự căng thẳng đó. Đừng
quên quan sát nó!
Nếu bạn dễ bị căng thẳng thì hãy thực hành thiền trong tư thế nằm mỗi
ngày một lần. Điều này cũng giúp bạn thực hành chánh niệm được trong bất
cứ tư thế nào.
Thiền sư U Tejaniya
Namo Buddhaya