Có 2 huynh đệ đồng tu, vị sư huynh không thích nghiên cứu Phật học,
chỉ ham thích các loại thần thông nên đã tìm các vị danh sư có năng lực để
học luyện thần thông. Vị sư đệ chân chất thật thà ở lại chùa nghiên cứu kinh
văn, chuyên sâu vào Phật pháp.
20 năm sau, vị sư huynh quả thật đã học được thần thông, hô mưa gọi
gió, rải đậu thành binh, nhưng vị sư đệ vẫn ngày chuyên tâm nghiên cứu
kinh văn.
Một hôm 2 huynh đệ tình cờ gặp nhau bên bờ sông, chuẩn bị lên thuyền
để qua bờ sông bên kia. Người sư huynh nhìn thấy sư đệ đã 20 năm rồi
không gặp, trong lòng ngập tràn niềm vui, không kiềm được sự quan tâm
về tình hình gần đây của sư đệ, ông hỏi:
- Sư đệ nhiều năm nay học tập Phật pháp có đạt nhiều thành tựu không?
Người sư đệ đáp: - Đệ vẫn như ngày xưa nghiên cứu đọc ngẫm các kinh như Hoa Nghiêm,
Pháp Hoa… sớm tối mỗi ngày đệ đều lấy kinh Kim Cang làm thời khoá tụng
nhất định cho mình, chỉ có vậy thôi.
Sư huynh nghe rồi, thở dài: - Ai dà! Đệ thật là không có tiến bộ chút nào, mỗi ngày chỉ biết tụng kinh,
niệm kinh, lại không diễn nghĩa thành văn, lại không có thần thông tự tại,
còn anh thì được sự chỉ dạy của một vị thầy nổi tiếng, đã có được thần thông
tự tại rồi.
Sư huynh lập tức hiển hiện thần thông đi trên mặt nước, cỡi trên sóng,
vào trong nước, bay vào hư không như đi trên đất liền, dùng thần thông vắt
ngang qua sông Trường Giang để người bên kia thấy sự kỳ lạ hiếm có.
Còn ở bên này, người sư đệ bỏ 5 xu mua 1 vé qua bờ bên kia.
Sư huynh đợi sư đệ qua đến, vênh váo hỏi: - Đệ xem huynh vào trong nước, bay trong hư không, giá trị thần thông
như thế nào?
Sư đệ đáp: - Sư huynh! Thần thông của anh giá trị bằng một tấm vé, có 5 xu thôi. Sư
huynh khổ luyện thần thông 20 năm bay qua sông, đệ chỉ cần tốn 5 xu cũng
có thể qua sông.
Thần thông không phải là biểu diễn xiếc để nhận sự yêu thích của quần
chúng. Tu hành càng không phải cầu đắc thần thông, như trong sách thích
thiền Ba-la-mật, Trí Giả Đại sư dạy: người học Thiền, nếu không chánh quán
đại bi, mà khởi tà tâm, thì kết quả không tương ứng với pháp môn Thiền Bala-
mật. Phật pháp lấy tâm đại bi làm căn bản, lấy pháp bồ đề tâm làm chánh
hạnh, mà 6 loại thần thông của Phật giáo là chỗ chứng đắc của hành giả thực
hành lục độ vạn hạnh. Giống như khi Thái tử Tất Đạt Đa năm xưa thành
đạo, Ngài đã nói với Ma vương rằng, mỗi tấc cát bụi li ti của hết thảy đại địa,
đều là nơi Ngài đã tu hạnh hỷ xả, xả bỏ đầu mắt xương tuỷ, vì thế thái tử
Tất Đạt Đa mới thành đức Phật có vạn đức trang nghiêm.
Thần thông, đối với người chưa đoạn dứt phiền não lại chẳng là điều
hạnh phúc.
Thử nghĩ xem, nếu bạn có thiên nhĩ thông, nghe thấy người bên cạnh nói
xấu về bạn, thì bạn làm sao có thể tự tại.
Nếu bạn có tha tâm thông, biết trong lòng mọi người nghĩ xấu về bạn,
bạn làm sao có thể tự tại được ?
Nếu bạn có túc mệnh thông, biết ngày giờ mình và người thân sẽ chết,
bạn có cách nào giữ cho mình được tự tại được?
Nên có thần thông chưa hẳn tự do tự tại, chẳng bằng cố gắng đạt được
kho báu trí tuệ và từ bi trong tâm, có sự hiểu biết chính xác đối với Phật
pháp, thấy rõ năm uẩn là không, an nhiên vượt qua tất cả khổ ách, ở trong
thế gian các huyễn hoá không thật mà có thể tự tại đối với Có và Không, tự
tại đối với Dơ và Tịnh, tìm được nơi bất sinh bất diệt.
SƯU TẦM
Phụng sự và giác ngộ