NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP TRONG CUỘC ĐỜI

Có thể ví cuộc đời như một cánh cung, nếu kéo quá cỡ sẽ mệt mỏi, kéo
cung không đủ sức sẽ tụt lại phía sau.
Người coi cuộc đời người như một hành trình, thì sẽ luôn nhìn thấy
phong cảnh.
Người coi cuộc đời như một chiến trường, thì gặp phải luôn là những
tranh đấu.
Cuộc đời chính là như vậy, lựa chọn cái gì thì sẽ gặp cái đấy, không có
đúng hay sai, chỉ có chấp nhận hay không.
Học cách quên đi những chuyện làm mình không vui, học cách rời xa
những người làm cho mình trở nên hèn mọn. Chỉ cần vẫn còn có ngày mai,
thì ngày hôm nay mãi mãi vẫn là khởi điểm.

  • Gặp gỡ nhiều người vô tình thì nhận biết được sự đáng quý của tình bạn
  • Va vấp nhiều thì biết được sự đáng quý của từng trải
  • Thất bại nhiều mới biết sự đáng quý của kinh nghiệm
  • Thành công nhiều thì biết được sự đáng quý của dũng khí
  • Mâu thuẫn nhiều thì biết sự đáng quý của nhịn nhường
  • Nghịch lòng trái ý nhiều thì biết sự đáng quý của chấp nhận
  • Gặp giả dối nhiều mới biết sự đáng quý của chân thành
  • Danh lợi nhiều mới biết sự đáng quý của xem nhẹ
  • Xã giao nhiều mới biết sự đáng quý của thanh tịnh!
    Kiếp người rất ngắn, hãy cảm ơn vì mình đang được sống, bạn mới có thể
    cảm nhận được những điều Tốt Đẹp trong cuộc đời này…
    Tiếng Lòng
    Namo Buddhaya
Advertisement

HÃY LÀM TỐT VIỆC CỦA BẢN THÂN

Tôi đã từng đọc được ở đâu đó một đoạn văn khá ý nghĩa như thế này:
“Trên đời này có ba việc. Thứ nhất là việc của bản thân, thứ hai là việc của
người khác và thứ ba là việc của ông trời. Và nguyên nhân của phiền muộn
của ta là quên mất việc bản thân, thích xen vào việc người khác và lo lắng về
việc của ông trời.”
Đúng vậy, vì ta dễ quên đi việc bản thân nên ta lại có khuynh hướng xen
vào việc của người khác. Không những xen vào việc của người khác mà ta
còn xen vào đời tư của người khác và thậm chí loan truyền những tin mà ta
không biết chắc là có thật hay không.
Ta là ai? Và ta có quyền gì để làm điều đó?
Đôi khi ta nghĩ rằng đó chỉ là những câu chuyện xã giao, nói rồi thôi.
Nhưng biết đâu chính những gì ta kể, loan truyền lại cái biết phiến diện, cạn
cợt của ta lại tạo ra một câu chuyện thị phi kéo dài làm khổ người và chắc
chắn chính ta cũng lãnh quả báo khổ trong tương lai vì ta đang gieo nhân thị
phi.
Một thanh củi đang cháy có thể làm bỏng tay người mà chẳng cần phải
thêm dầu vào. Cũng vậy, chuyện của người nếu có vấn đề thì cũng không
cần sự phán xét hay bới móc của ta. Nếu không có được sự cảm thông và
thấu hiểu thì cũng đừng thị phi thêm dầu vào lửa. Ta không phải là “cái
miệng của thiên hạ” hay “đài phát thanh thị phi”.
Cuộc đời của mỗi người, mỗi người sẽ tự biết cách sống sao cho phù hợp.
Và cuộc đời của mỗi người sẽ có những hành trình riêng để học bài học giác
ngộ khác nhau. Ta không cần phải bắt họ giống như ý ta muốn, hãy để cho
những người xung quanh ta được là chính họ thì ta mới có cơ hội để được là
chính ta.
Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi
ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những

câu chuyện của họ cho người khác. Việc kể chuyện của người khác có thể
dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Nó có thể làm cho người được
kể chuyện cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái khi những câu chuyện
riêng tư của họ được phơi bày. Điều này có thể dẫn đến mất lòng tin và gây
tổn thương tâm lý cho người đó.
Ngoài ra, việc kể chuyện của người khác có thể dẫn đến sự hiểu lầm và
cãi nhau giữa những người tham gia. Vì chúng ta không biết rõ về người
được kể chuyện, có thể có sự thiếu hiểu biết và những đánh giá sai lầm. Điều
này có thể dẫn đến sự xung đột và mối quan hệ bị ảnh hưởng.
Trong một số trường hợp, việc kể chuyện của người khác có thể là vi
phạm quyền riêng tư. Những thông tin cá nhân của người khác có thể không
nên được tiết lộ cho người khác mà không có sự đồng ý của họ. Nếu ta không
biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không thể biết được những gì
nên và không nên tiết lộ.
Để đảm bảo tôn trọng quyền riêng tư của người khác và tránh những hậu
quả không mong muốn, chúng ta nên cẩn trọng và không nên kể chuyện của
người này cho người kia khi ta không biết rõ về họ. Nếu muốn chia sẻ thông
tin về người khác, hãy trao đổi trực tiếp với người đó và được sự đồng ý của
họ trước khi chia sẻ thông tin.
Vì thế để cuộc sống của ta bình an, vui vẻ thật đơn giản “Làm tốt việc của
bản thân, đừng xen vào việc người khác và đừng nghĩ việc của ông trời!”
Không xen vào việc người
Chẳng quản chuyện ông trời
Sống như vậy thảnh thơi
Mỗi ngày đều mỉm cười.
Pháp Nhật

THÂN CẬN QUÝ NHÂN

Một trong những phương pháp tốt nhất để tránh xa những rắc rối là phải
giảm thiểu càng nhiều sự liên hệ với bao kẻ xấu xa. Đây là lý do tại sao Đức
Phật đã từng nói rằng, nếu chúng ta không có bất kỳ bằng hữu nào đáng tin
cậy để giao tiếp, tốt hơn hết nên sống một cuộc đời hiu quạnh.
Bạn biết chăng?
May mắn lớn nhất của cuộc đời, chẳng phải nhặt được tiền, cũng không
phải trúng số, mà là bạn gặp được những người có thể dẫn bạn đi đến 1 nền
tảng cao hơn.
Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn, không phải là trí thông minh hay
học lực, mà là các mối quan hệ trong cuộc sống, mối quan hệ trong công việc.
Thay đổi và tạo những mối quan hệ tốt đẹp sẽ xây dựng một nền tảng
cuộc sống đẹp và vững vàng hơn, hãy tự tìm cho mình một Quý nhân – quý
nhân chính là những người gặp gỡ mang tính tích cực.
– Thân cận người trung thực – Bạn luôn nhận được sự uy tín.
– Thân cận người hòa nhã – Bạn học được cách kiềm chế bản than.
– Thân cận người có khiếu hài hước – Bạn biết phải làm mới cuộc sống
bằng nụ cười.
– Thân cận người tinh tuệ – Bạn sẽ biết nên thu thập kiến thức từ đâu.
– Thân cận người chu toàn – Bạn sẽ tự học được cách chu đáo.
– Thân cận người dám nghĩ dám làm – Bạn sẽ có động lực vượt qua mọi
sợ hãi.
– Thân cận người thành công – Kinh nghiệm Sống của họ sẽ soi rõ con
đường có thể bạn lâu nay chưa nhìn rõ.

Thân cận người hiền trí & đạo đức- Ánh sáng của họ sẽ dìu bạn luôn
hướng về Chân, Thiện, Mỹ…

Điều quan trọng nằm ở chỗ là bạn có dám bỏ đi cái tôi của mình để thân
cận & học hỏi những cái hay của người khác hay không mà thôi!
Kinh Mangala Su􀄴a đức Phật có dạy:
Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất.
Thiện Tri Thức
Namo Buddhaya

LỜI KINH TRONG LÒNG BÀN TAY

“Đức Phật nói: ở đời có 4 thứ cách xa nhau:

  1. Đất và trời.
  2. Hai bờ của đại dương.
  3. Nơi mặt trời mọc và nơi mặt trời lặn.
  4. Người thiện và người chưa thiện”.

Dù xa đến mấy, đất vẫn có thể nối với trời bằng những giọt mưa, hai bờ
đại dương nối với nhau bằng những con sóng, chân trời đông và tây nối
nhau bởi ánh sáng của một ngày, còn người thiện và người chưa thiện nối
với nhau bằng điều gì? Bằng điều thiện trong tim.
Có lẽ nhiều người vẫn nghĩ, trong tim một người chưa thiện sẽ không có
một chút thiện nào, thật ra, trong tim của một người dù ác đến đâu vẫn còn
tồn tại một chút thiện, đủ để nuôi cho trái tim ấy không bị chết khô, đủ để
cho con người ấy, dù xấu xí đến đâu cũng có hình dạng của một con người,
vẫn có một chút nhân tính.
Được nối lại với nhau bằng một chút thiện, mong manh, nên dù đứng
cạnh nhau nhưng vẫn xa nhau lắm. Một người quay lưng lại điều thiện, một
người quay lưng lại điều ác, thứ xa nhất vẫn là những gì đã ở phía sau lưng.
Buổi sớm mai bình yên chỉ có thể được nhìn thấy bởi một người có ánh
mắt thật ấm nhìn cuộc sống; với một người mãi nghĩ những điều ác, nói
những lời ác, làm những việc ác, một buổi sớm mai bình yên với họ cũng xa
như đất với trời. Xa vì cách nghiệp.
Quá trình mang những điều thiện lấp cho đầy trái tim bất thiện, khó hơn
cả một cuộc hành trình vượt biển, nhiều sóng và gió, xa hơn từ bờ này đến
bờ kia của đại dương. Xa vì dài lâu, vì khó khăn.

Nghiệp thiện là nơi bắt đầu niềm vui và nghiệp ác là nơi để bắt đầu những
nỗi buồn; như chân trời phía đông bắt đầu ngày mới và chân trời phía tây
để bắt đầu cho bóng đêm. Xa vì khác biệt.
Ai cũng muốn được bình yên, nhưng thường lại chọn nhầm thứ mang cất
vào cuộc đời mình, nếu chọn đúng, sẽ không không ai phải quá nhọc nhằn
để có được bình yên.
Người ngày mới an.
Vô Thường.
Núi ngày cũ
Om,

HỘ TRÌ CHÚNG TĂNG CON ĐƯỜNG: THÍCH ĐÁNG, TIẾNG TỐT, SINH CÕI TRỜI

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Koli, tại thị trấn Sajanela. Rồi gia
chủ Anàthapindika đi đến đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói
với gia chủ như sau:
Thành tựu bốn pháp này, này gia chủ, vị Thánh đệ tử bước vào con
đường thích đáng của gia chủ, con đường đem lại tiếng tốt, con đường đưa
đến cõi trời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỷ-kheo; hộ trì chúng
Tỷ-kheo với y, với đồ ăn khất thực, với sàng tọa, với dược phẩm trị bệnh.
Thành tựu bốn pháp này, này gia chủ, vị Thánh đệ tử bước vào con
đường thích đáng của gia chủ, con đường đem lại tiếng tốt, con đường đưa
đến cõi trời.
Bậc hiền trí thực hiện
Con đường thật xứng đáng
Của người làm gia chủ
Hộ trì bậc có giới.
Bậc sở hành chân chánh
Hộ trì với y áo
Với đồ ăn khất thực
Sàng tọa, thuốc trị bệnh.
Công đức họ tăng trưởng
Thường hằng, ngày lẫn đêm
Do làm nghiệp hiền thiện
Đi đến cảnh chư Thiên”.
(Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Nguồn sanh phước, phần Bổn phận người gia chủ,)
LỜI BÀN:
Người Phật tử sau khi đã quy y, giữ năm giới cấm để từng bước hoàn
thiện nhân cách đồng thời song hành tu tập phước huệ, nguyện trọn đời hộ
trì Tam bảo. Trong đó, hộ trì chúng Tăng về bốn vật dụng thiết yếu như y
phục, ăn uống, sàng tọa, thuốc thang để yên ổn tu tập có ý nghĩa quan trọng.
Bởi ngoài việc vun bồi phước báo cho tự thân, hộ trì chúng Tăng là góp phần
tích cực nhất trong việc bảo vệ và giữ gìn Chánh pháp được trường tồn.
Kể từ khi Thế Tôn nhập Niết-bàn, Chánh pháp trở thành đối tượng quan
trọng bậc nhất. Vì nếu không có Thế Tôn ở đời mà người con Phật biết nương
tựa vào Chánh pháp thì vẫn thành tựu giải thoát. Đến nay, giáo pháp vẫn
được bảo tồn và hoằng truyền rộng rãi, song để giải mã giáo pháp thành
Chánh pháp là điều không phải ai cũng làm được. Bởi Chánh pháp phải
được cảm nhận và diễn dịch trên cơ sở liễu tri và thân chứng. Vì thế, vai trò
của chư Tăng trong việc duy trì Chánh pháp lại càng quan trọng hơn.
Theo tuệ giác của Thế Tôn, hộ trì chư Tăng với bốn vật dụng sẽ được
phước báo sanh về cõi Trời. Sanh lên Thiên giới cũng là một trong những kết
quả tu tập của hàng Phật tử vì cõi Trời vốn đầy đủ phước báo. Nhưng đây
chỉ là bước chuyển nghiệp tạm thời dành cho những đối tượng cầu phước
báo, cứu cánh của người tu Phật là Vô thượng Bồ-đề. Do vậy, hộ trì chư Tăng
để hoằng dương Chánh pháp, giữ gìn Tam bảo trường tồn, nương tựa Tăng
thực hành Chánh pháp nhằm đạt đến cứu cánh giải thoát. Phước báo hộ trì
Tăng bảo vốn vô lượng, không chỉ đem lại tiếng tốt, được sanh Thiên mà còn
là nền tảng vững chắc để thành tựu quả vị Giác ngộ.
QUẢNG TÁNH

SỐNG HẠNH PHÚC VỚI TÂM TỪ

Đã làm người thì phải có cuộc sống, ăn, ngủ, làm việc, … nhưng làm sao
để cuộc sống của mình an lạc, hạnh phúc? Đó là mục đích mà nhiều người
hướng đến.

  • Chúng ta không thể nói an lạc thì thân sẽ an lạc, chúng ta không thể nói
    tâm hạnh phúc, thì tâm sẽ hạnh phúc, mà phải hiểu biết thực hành con
    đường hạnh phúc.
    Chúng ta chưa thật tâm sống với lòng từ, đó là một trong những nguyên
    do mà chúng ta thấy tâm mình ít khi vui vẻ, hạnh phúc.
    Lòng từ, tâm từ là suy nghĩ, thương yêu đến hạnh phúc của tất cả chúng
    sinh và các loài hữu tình. Hiểu diệu pháp tâm từ đã khó, ứng dụng diệu
    pháp này vào thực tế càng khó hơn, chúng ta phải biết thật kĩ càng.
    Ví dụ: mình đi làm từ thiện với lòng từ, nhưng gặp những điều chướng
    tai, gai con mắt trong việc làm từ thiện, liệu mình có giữ được lòng từ hay
    không?
    Tâm từ có các tính chất:
  • Đối trị tâm sân của chúng ta.
  • Che chở ( bảo hộ ) người khác, che chở ( bảo hộ ) chính mình.
    Khi chúng ta gặp các điều chướng tai, gai con mắt, tâm khó chịu, tâm sân
    thường sinh khởi, chính lúc này lấy tâm từ đối trị.
    Khi mình biết thương yêu đến hạnh phúc người khác thì đó là sự che chở
    cho người khác, đồng thời cũng che chở cho bản thân.
    Để tâm của mình hạnh phúc giữa đời thường, không gì hơn hãy thực
    hành lòng từ đối với những người chung quanh hằng ngày ta có dịp tiếp xúc
    đối diện dần dần mở rộng suy nghĩ thương yêu và quan tâm nâng đỡ đến
    hạnh phúc muôn loài.
    Xin đảnh lễ, tán thán bài kinh pháp cú sau:
    “Vui thay, chúng ta sống,
    Không hận, giữa hận thù!
    Giữa những người thù hận,
    Ta sống, không hận thù!”
    Chúng ta nghe lời Phật dạy và nhắc mình cố gắng hành theo, thì tâm mình
    dần dần sẽ hạnh phúc. Đức Phật không ban cho mình hạnh phúc nhưng
    Ngài dạy ta biết cách chế tác hạnh phúc cho đời mình. Hạnh phúc do chính
    mình tạo nên thì bao giờ ta cũng cảm thấy ý nghĩa và trân trọng nó.
    Như Thị

KHOẢNG CÁCH TRÁI TIM

Có vị Thiền Sư đang đi du ngoạn trên dòng sông thì thấy một gia đình
trên bờ sông đang la hét với nhau một cách đầy giận dữ. Ông liền quay lại
mấy người học trò của mình, khẽ mỉm cười hỏi:

  • “Tại sao con người khi giận dữ lại hét lên với nhau?”
    Mấy người học trò ngẫm nghĩ một lát rồi một trong số họ lên tiếng:
  • “Bởi vì chúng ta mất bình tĩnh nên phải hét lên với nhau”.
    Vị Thiền sư lại tiếp tục hỏi:
  • “Nhưng tại sao lại phải hét lên với người bên cạnh trong khi họ có thể
    nói những suy nghĩ của mình một cách mềm mỏng hơn?”
    Những người học trò khác cũng đưa ra một vài lời giải thích nhưng không
    ai có câu trả lời làm hài lòng Vị Thiền sư cả. Cuối cùng Thiền sư bèn giải
    thích:
  • “Khi hai người giận dữ với nhau thì trái tim họ có một khoảng cách rất
    lớn. Vì khoảng cách đó mà họ phải hét lên để có thể nghe thấy nhau
    nói. Và khi họ càng giận dữ, khoảng cách lại càng lớn nên càng phải
    hét thật to.
  • Vậy điều gì xảy ra khi hai người đang yêu thương nhau? Họ không hề
    kêu la với nhau mà ngược lại, nói chuyện nhỏ nhẹ và tình cảm. Bởi vì
    trái tim của họ đang rất gần nhau. Khoảng cách giữa hai người là
    không tồn tại hoặc rất nhỏ…”
    Vị Thiền sư tiếp tục mỉm cười:
  • “Và khi họ yêu thương nhau càng nhiều hơn nữa, tình cảm rất sâu đậm
    thì chuyện gì sẽ xảy ra? Họ không nói, chỉ thì thầm với nhau, họ thậm
    chí còn gần sát nhau trong tình yêu như một sự hòa quyện và là một
    khối thống nhất. Cuối cùng họ thậm chí không cần phải thì thầm với
    nhau, chỉ nhìn nhau và họ hiểu tất cả mọi việc”.
    Vì vậy, khi bạn tranh luận với ai, đừng làm trái tim mình hình thành
    khoảng cách. Cũng đừng làm tổn thương trái tim người đối diện, bởi sẽ có
    một ngày khoảng giữa hai người trở lên rất lớn, tới mức tình cảm của hai
    người không thể quay về như ngày xưa được nữa.
  • SƯU TẦM –

HÃY HỌC CÁCH SỐNG BẰNG LÒNG

Trên thế gian này, luôn tồn tại những người không biết thế nào là thỏa
mãn. Cuộc sống của họ tràn ngập những sự so sánh.
Trong công việc thì so sánh với đồng nghiệp. So sánh tiền lương, so sánh
đãi ngộ, so sánh chức vụ, so sánh quyền lực.
Trong cuộc sống thì so sánh với hàng xóm. So sánh nhà cửa, so sánh cơm
ăn áo mặc, so sánh vợ/chồng, so sánh con cái.
Trong tâm lý thì so sánh với tất cả mọi người. So sánh thu nhập, so sánh
danh hiệu, so sánh nhân duyên, so sánh năng lực. Không nhìn thấy hạnh
phúc bên cạnh, cũng chẳng cảm nhận được sự vui vẻ xung quanh.
Thực ra:
Khi bạn ngồi ca thán công việc quá mệt, có người còn đang thất nghiệp,
không tiền lương.
Khi bạn ca thán không được ăn sơn hào hải vị, có người còn đang phải
chịu đói chịu rét ngoài đường.
Khi bạn ca thán nhà cửa không đủ đẹp, không đủ sang, có người lại đang
ở trong nhà tranh vách đất.
Khi bạn ghét bỏ những lời cằn nhằn của ba mẹ, có người còn chẳng có ba
mẹ kề bên.
Làm người, biết hài lòng một chút vẫn là tốt hơn.
Biết hài lòng là gì?
Hài lòng là bí mật của niềm vui.
Hài lòng là chân lý của hạnh phúc.
Hài lòng là biểu hiện của một tâm thái cân bằng, nhẹ nhõm.
Hài lòng là biểu tượng của một nhân phẩm đoan chính.
Giữa người với người:

Không có ai không bằng hoặc thấp kém hơn ai. Không cần phải đi ngưỡng
mộ, đố kị, cũng chẳng cần phải đi so sánh, oán than.
Nhiều khi, không phải bạn không hạnh phúc, chỉ là đôi mắt của bạn cứ
nhìn về người khác mà quên mất đi hạnh phúc ngay trước mắt mình.
Đời người ngắn ngủi, đừng mang trong mình quá nhiều khát vọng. Trân
trọng từng thứ, từng phút giây trước mắt. Để mỗi giây, mỗi phút trôi qua
đều thật ý nghĩa và tốt đẹp.
Đời người, sống mà biết hài lòng là không dễ. Nhưng khi bạn học được
cách biết thỏa mãn, biết hài lòng với thực tại bạn sẽ có thể nhìn thấu, xem
nhẹ rất nhiều thứ không cần thiết.
Thứ không có được, dần dần buông bỏ.
Thứ đã mất đi, cũng dần dần buông tay.
Làm không được, nhưng cố gắng hết sức mình là được. Đừng vì lợi ích
mà tính toán với bạn bè. Đừng vì tiền tài mà bán rẻ đi lương tâm.
Làm một người biết hài lòng, bồi dưỡng cho mình một trái tim khoan
dung. Không tính toán, không so đo. Không ganh ghét, không đố kị.
Cuộc sống phức tạp, nhưng chỉ cần nghĩ nó đơn giản thôi. Sống mỗi ngày
thật bình thản và nhẹ nhàng, trải qua một đời không hối tiếc…!!!

  • SƯU TẦM –

HỌC LÀM NGƯỜI

  1. HỌC CÁCH TRẦM TĨNH
    Có đôi khi bị người khác hiểu lầm, đừng tranh luận, hãy lựa chọn giữ im
    lặng. Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện đúng sai khó có thể nói rõ ràng,
    thậm chí căn bản là không có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Cho nên,
    nếu không muốn nói, thì đừng nói. Khi mà có nói nhiều cũng vô ích, có lẽ im
    lặng là lời giải thích tốt nhất.
  2. TRỞ NÊN BÌNH THẢN
    Con người đến độ tuổi nào đó, tự nhiên không còn thích những gì ồn ào
    náo nhiệt, tâm thái bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.
    Mặc kệ là đời sống vật chất dư dả hay bần cùng, chỉ cần nội tâm bình
    thản, chính là sống một cuộc đời hạnh phúc.
  3. HỌC CÁCH CÚI MÌNH
    Bạn bất đồng ý kiến với với con cái, nói chuyện mâu thuẫn với bạn bè,
    những điều này cũng không sao cả. Nghĩ thoáng một chút, chấp nhận buông
    bỏ, cho dù là cúi người xuống nói lời xin lỗi thì có sao?
  4. ĐỪNG CẢM THẤY HỐI HẬN
    Cuộc đời là một con đường dài với vô số ngã rẽ, và ta luôn phải lựa chọn
    không ngừng. Nhưng cuộc đời không có cơ hội nào lặp lại, lựa chọn rồi thì
    đừng hối hận, cũng đừng nói câu muốn làm lại từ đầu…
    Mỗi lựa chọn đưa ra không có thực sự tốt hay thực sự tồi, chỉ cần biết
    cuộc sống là tác phẩm độc nhất vô nhị của chúng ta, thì sẽ không phải hối
    tiếc nếu ngày đó mình không làm như vậy.
  5. TIẾP TỤC HỌC TẬP
    Học không mang lại niềm vui ở hiện tại nhưng mang lại cuộc sống hạnh
    phúc, thanh thản ở tương lai.
  6. GIỮ GÌN SỰ ĐƠN GIẢN
    Suy nghĩ quá nhiều, ngược lại càng làm cuộc sống thêm phức tạp, “đơn
    giản” thật ra chính là một ân huệ mà trời cao ban cho chúng ta. Đừng suy
    nghĩ quá nhiều, cuộc sống thật ra luôn cần những niềm vui đơn giản.
  7. THỈNH THOẢNG “BUÔNG THẢ” BẢN THÂN
    Ai cũng chỉ sống một lần trong đời. Sống vui, sống khỏe, sống có ích.
    Thỉnh thoảng hãy “đổi gió” bằng những việc bạn chưa từng nghĩ tới. Đời
    không biết cách tận hưởng là đời uổng phí.
  8. LUÔN ĂN MẶC ĐẸP
    Yêu cái đẹp nên là điều mà chúng ta theo đuổi cả đời, tuyệt đối đừng vì
    suy nghĩ mình lớn tuổi mà không muốn trưng diện nữa.
    Hãy nhân lúc lưng còn thẳng, chân còn khỏe, hãy mặc thật nhiều bộ đồ
    xinh đẹp, đến những nơi đẹp đẽ nhất, chụp những tấm hình rực rỡ nhất!!!
  9. HÃY “NGỜ NGHỆCH” MỘT CHÚT
    Có những chuyện, cần hờ hững thì hờ hững, điều gì không làm rõ được
    thì không cần làm rõ, người nào cần lướt qua thì cứ lướt qua.
    Nếu như chỉ biết nhớ không biết quên, chỉ biết tính toán mà không biết
    cho qua, chỉ biết khôn khéo mà lại không biết vụng về… sẽ chỉ làm cuộc sống
    của chúng ta luôn nặng nề, phiền não.
  10. HÃY THƯỜNG XUYÊN CHÚC PHÚC CHO NGƯỜI KHÁC
    Chúng ta đối đãi với người khác thế nào, họ cũng sẽ đối đãi với ta như
    vậy. Thời điểm bạn làm cho người khác vui vẻ, bạn sẽ nhận ra rằng mình
    còn được nhân đôi niềm vui. Sống ở hiện tại, tận hưởng cuộc sống ở hiện tại,
    đó chính là phương thức sống hạnh phúc!
    Lang Công Đạt

HÃY NHÌN TÂM MÌNH ĐỪNG NHÌN XUNG QUANH

Bởi vì mọi người không nhìn thấy chính mình, họ có thể làm đủ mọi
chuyện bất thiện. Họ không nhìn vào tâm của chính mình.
Khi một người sắp làm điều gì bất thiện, trước tiên, người ấy phải nhìn
quanh xem có ai đang nhìn mình không:
“Liệu mẹ có đang nhìn mình không?”
“Liệu chồng của mình có đang nhìn mình không?”
“Các con có nhìn mình không?”
“Liệu vợ mình có nhìn mình không?”
Nếu thấy không có ai đang nhìn thì họ làm việc bất thiện đó ngay lập tức.
Đây là sự sỉ nhục mình.
Họ nói rằng không có ai đang nhìn nên họ nhanh chóng làm cho xong
việc bất thiện đó trước khi có ai đó nhìn thấy họ. Còn bản thân họ thì sao.
Họ không phải là một “ai đó” sao?
Quý vị hiểu chứ. Bởi vì mọi người phớt lờ góc nhìn chính mình như thế
này nên họ sẽ không bao giờ nhìn thấy được Pháp/Chân lý.
Nếu quý vị nhìn vào chính mình, quý vị sẽ thấy chính mình. Bất cứ khi
nào quý vị sắp sửa làm điều gì xấu, nếu quý vị nhìn vào chính mình kịp thời
thì quý vị có thể dừng lại.
Nếu quý vị muốn làm điều gì xứng đáng, hãy nhìn vào tâm mình. Nếu
quý vị biết cách nhìn chính mình, quý vị sẽ biết điều gì đúng hoặc sai, điều
gì là tai hại hay lợi lạc, điều gì là vô đạo đức hoặc đạo đức.
Đây là những điều chúng ta nên biết…
Từ: “Những lời dạy vượt thời gian”
Namo Buddhaya